Áp xe gan: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
Nội dung II. Nguyên nhân gây bệnh áp xe gan III. Triệu chứng thường gặp của bệnh áp xe gan IV. Áp xe gan có nguy hiểm không? V. Bệnh áp xe gan có lây không? |
I. Bệnh áp xe gan là gì?
Gan là cơ quan đặc biệt quan trọng với cơ thể. Nó là một máy lọc "siêu việt" giúp thanh lọc, ngăn ngừa các chất độc hại, vi khuẩn virus vào máu và lây lan khắp cơ thể. Chính vì là điểm dừng chân của nhiều chất độc hại, gan là cơ quan dễ bị bệnh nhất.
Trong đó, áp xe gan là một bệnh lý phổ biến của gan và nhiều người mắc phải. Áp xe gan là hiện tượng hình thành ổ mủ trong gan do bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm ký sinh trùng. Áp xe có thể to hoặc nhỏ, là một bệnh rất nguy hiểm vì gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng cho con người. Bệnh áp xe gan thường được xảy ra bởi những người có điều kiện vệ sinh kém, điều trị bệnh nhiễm trùng không hiệu quả. Từ đó khiến bệnh tiến triển nhanh, phá hủy tế bào gan.
II. Nguyên nhân gây bệnh áp xe gan
Áp xe gan được các chuyên gia đánh giá là rất nguy hiểm. Và nó được hình thành do 2 nguyên nhân: áp xe gan do amip, áp xe gan do vi khuẩn.
1. Áp xe gan do amip
Nguyên nhân gây bệnh này thường được diễn ra ở các nước nhiệt đới như Việt Nam. Chủ yếu, người bệnh bị nhiễm amip do nguồn nước sinh hoạt bẩn, thực phẩm ăn uống không đảm bảo vệ sinh.
2. Áp xe gan do vi khuẩn
Áp xe gan do vi khuẩn virus xuất phát từ nhiễm trùng ổ bụng, viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, xơ gan. Các vi khuẩn, virus gây áp xe gan thường tập trung ở đường ruột. Và chúng tấn công gan sau khi sinh thiết hoặc làm tắc ống thông đường mật.
III. Triệu chứng thường gặp của bệnh áp xe gan
Ở giai đoạn đầu, bệnh áp xe gan không có biểu hiện rõ ràng. Và chỉ đến khi người bệnh bị đau và phát hiện bệnh thì tình hình bệnh đã nặng và tiến triển rất nhanh. Một số triệu chứng áp xe gan tiêu biểu như:
1. Đau và tức bụng
Tình trạng đau tức vùng bụng tập trung chủ yếu ở vùng dưới sườn bên phải gần gan. Trong trường hợp ổ áp xe gan to cấp tính thì cơn đau có thể lan ra vùng thượng vị hoặc khắp vùng bụng.
2. Cảm giác đau tức vùng hạ sườn phải
Áp xe gan xảy ra khiến gan bị sưng to và người bệnh cảm thấy đau tức, nặng vùng dưới bên phải sườn. Khi gan sưng và kích thước lớn sé đẩy cơ hoành lên cao. Từ đó khiến bệnh nhân cảm thấy đau và khó thở.
3. Đau khi tác động vào kẽ sườn
Khi kiểm tra tình hình bệnh nhân, bác sĩ sẽ ấn vào kẽ sườn để đánh giá triệu chứng của áp xe gan. Bệnh nhân khi bị sờ vào vùng gan, cơn đau sẽ tăng lên, gõ thấy tiếng đục rõ và có thể sờ được cả phần nép của bờ gan do sưng to.
Tình trạng trên nếu được phát hiện sớm sẽ được bác sĩ chỉ định chọc hút mủ. Sau đó được theo dõi tình hình thêm. Đa phần trường hợp này nếu được điều trị sớm sẽ hồi phục rất nhanh. Tuy nhiên, ghi nhận không ít bệnh nhân áp xe gan nguy kịch với kích thước ổ áp xe lớn. Nhưng dấu hiệu bệnh không rõ ràng, chỉ gồm sốt nhẹ, đau hạ sườn. Từ đó dẫn đến việc phát hiện và điều trị muộn.
4. Một số triệu chứng điển hình khác
Đi kèm với các cơn đau, người bệnh sẽ có dấu hiệu sốt, đổ mồ hôi về đêm. Đồng thời, người bệnh luôn cảm thấy buồn nôn, khó chịu, chán ăn. Đặc biệt, nếu tình trạng bệnh trở nặng thì người bệnh sẽ xuất hiện vàng da, vàng mắt.
IV. Áp xe gan có nguy hiểm không?
Áp xe gan là những bệnh lý về gan rất nguy hiểm. Một số biến chứng của áp xe gan như:
1. Nhiễm trùng vùng ổ bụng
Nhiễm trùng ổ bụng là một biến chứng nghiêm trọng xảy ra khi tình trạng nhiễm trùng lan rộng từ vùng ổ bụng. Kèm với đó là một số triệu chứng như đau bụng dữ dội, sốt cao, cứng bụng,...Tình trạng trên nếu không được phẫu thuật kịp thời, dẫn lưu ổ bụng nhanh chóng thì bệnh nhân dễ bị sốc nhiễm khuẩn và gây nên tử vong.
2. Bị tức, vỡ ống tiêu hóa
Trường hợp bệnh nhân bị vỡ áp xe gan vào ổ bụng sẽ gây nên tình trạng nhiễm trùng toàn bộ của ổ bụng. Từ đó gây nên các triệu chứng đau bụng dữ dội, đau cứng bụng, sốt cao. Khi xảy ra tình trạng trên, việc dẫn lưu ổ bụng kịp thời hoặc phẫu thuật cấp cứu sẽ tránh được tình trạng bệnh nhân bị choáng gây nhiễm khuẩn và tử vong.
3. Viêm nhiễm màng tim
Khi ổ áp xe ở phía trái quá lớn và bị vỡ ra, dịch mủ từ đây có thể tràn vào màng tim. Viêm màng tim thứ phát sẽ phát triển nhanh chóng, người bệnh sẽ có những biểu hiện như khó thở, da dẻ tái mét, nhịp đập tim yếu và mồ hôi đổ nhiều.
V. Bệnh áp xe gan có lây không?
Bệnh áp xe gan không lây nhiễm qua không khí hoặc tiếp xúc thông thường giữa người với người. Tuy nhiên, áp xe gan do amip chủ yếu lan truyền qua đường phân miệng, thường do người bệnh ăn uống không hợp vệ sinh hoặc sinh hoạt thiếu sạch sẽ. Do đó, người bệnh cần thực hiện các biện pháp bảo vệ bản thân và ngăn ngừa lây truyền bằng cách rửa tay sạch sẽ và sát khuẩn sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.
VI. Biện pháp điều trị áp xe gan
Hiện nay có 2 phương pháp phổ biến để điều tị áp xe gan đó là điều trị nội khoa và dẫn lưu rút mủ qua da.
1. Phương pháp điều trị nội khoa
Bệnh nhân áp xe gan sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh phổ rộng. Cụ thể, các bác sĩ sẽ chọc và hút ổ áp xe trước khi tiến hành điều trị nội khoa. Sau đó, bệnh nhân được nuôi cấy và kê thuốc dựa vào kết quả kháng sinh đồ. Phương pháp này mang lại hiệu quả cao và tiết kiệm được chi phí chữa trị cho người bệnh.
2. Phương pháp ngoại khoa
Để giải quyết tình trạng ổ mủ, phương pháp chọc hút được sử dụng để làm sạch và giảm áp lực trong khối áp xe. Qua quá trình này, bệnh nhân cũng sẽ được lấy mẫu để xác định chủng vi khuẩn và kê đơn thuốc kháng sinh phù hợp.
Trong trường hợp tình trạng áp xe nặng, việc phẫu thuật mở ổ bụng thường được lựa chọn để giải quyết các vấn đề hoại tử. Nếu áp xe ảnh hưởng đến gan và đã lan tỏa rộng, các tùy chọn như cắt gan hay lấy sỏi trong đường mật để làm thông và ngăn ngừa tái phát bệnh cũng sẽ được bác sĩ xem xét.
VII. Phương pháp phòng ngừa bệnh áp xe gan
- Ăn chín uống sôi: Nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm sống tái, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm như tiết canh, nem chua, rau sống,...Ngoài ra, hông nên uống nước chưa đun sôi hoặc không đảm bảo vệ sinh, chẳng hạn như nước suối, nước ao, nước lã, nước trong bể chứa, chum, vại,...vì tồn đọng rất nhiều vi khuẩn, virus trong đó.
- Ăn uống đảm bảo vệ sinh: Khi chúng ta tiếp xúc và tiêu thụ các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, tỷ lệ nhiễm trùng đường tiêu hóa tăng cao, gây nguy cơ bị nhiễm trùng gan. Việc chế biến thực phẩm ăn uống cẩn thận, sạch vi khuẩn sẽ tránh vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể, tấn công hệ tiêu hóa và bảo vệ hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
- Bổ sung các sản phẩm chức năng thanh lọc, bổ gan.
- Tiêm chủng đầy đủ: Tiêm phòng những loại vacxin phòng ngừa các bệnh viêm gan như viêm gan A và viêm gan B. Điều này giúp tăng cường sức đề kháng và giảm nguy cơ nhiễm trùng gan.
- Duy trì vệ sinh cá nhân: Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi chuẩn bị và tiêu thụ thực phẩm cũng như sau khi đi vệ sinh. Điều này giúp ngăn chặn lây nhiễm từ tay và giữ vệ sinh cá nhân tốt.
- Hạn chế tiếp xúc với các chất độc: Tránh sử dụng ma túy tiêm, tiếp xúc với máu hoặc chất nhờn của người khác, nhất là khi không biết về trạng thái sức khỏe của họ.
- Sử dụng biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục: Sử dụng bao cao su khi có quan hệ tình dục để tránh lây nhiễm virus gan.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Định kỳ kiểm tra gan và xét nghiệm vi khuẩn để phát hiện và điều trị bệnh liên quan đến gan sớm.
Lời kết: Trên đây là chia sẻ của Nhà thuốc 365 về kiến thức bệnh áp xe gan. Hy vọng bài viết này giúp bạn đọc hiểu hơn về bệnh và chủ động phòng ngừa bệnh cho bản thân và những người xung quanh tốt hơn.
>>>Theo dõi Nhà thuốc 365 để cập nhật nhiều thông tin sức khỏe hữu ích nhé!
Lưu ý: Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bình luận facebook
Bài viết liên quan
Top 5 sản phẩm nhất định phải có để...
Chủ động sử dụng viên uống giải độc gan do tác hại của bia rượu chính là bí...
Viêm gan B có lây không? Bệnh lây qua...
Viêm gan B là bệnh nhiễm trùng gan xảy ra ở rất nhiều người và không phân biệt...
Viêm gan E: Nguyên nhân, cách điều trị...
Viêm gan E tuy không nguy hiểm bằng các thể viêm gan virus khác, nhưng vẫn sẽ...
Gan nhiễm mỡ ở trẻ em, nguyên nhân và...
Nhiều người cho rằng gan nhiễm mỡ chỉ xuất hiện ở người trưởng thành. Tuy nhiên...
Top 13 mẹo dân gian chữa gan nhiễm mỡ...
Khi bị gan nhiễm mỡ, bên cạnh chế độ ăn uống và tập luyện, bạn có thể áp dụng...