Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không
1. Bệnh trĩ ngoại gây nguy hiểm như thế nào?
Có rất nhiều người biết mình mắc bệnh trĩ ngoại hoặc trĩ nội nhưng không đi điều trị, một phần do tâm lý e ngại, xấu hổ, phần nữa do ý thức chủ quan mà thờ ơ, giấu bệnh, hoặc tự tìm cách điều trị khiến bệnh không khỏi được mà còn trở nên nặng hơn, dẫn đến những hậu quả nguy hiểm cho sức khỏe của họ. Khi bị bệnh trĩ ngoại bệnh nhân sẽ phải đối mặt với những biểu hiện và nỗi nguy hiểm sau:
- Cảm giác khó chịu, bất tiện, bí bách khi mỗi lần đi vệ sinh trở thành một cực hình. Người bệnh có triệu chứng đau rát, khó đi tiêu, đi tiêu ra máu tươi khiến họ trở nên sợ hại mỗi lần đi vệ sinh. Nhiều người còn sợ đến mức nhịn đi đại tiện khiến càng táo bón hơn, táo bón lại tác động ngược đến các búi trĩ làm bệnh diễn biến nặng thêm. Táo bón và bệnh trĩ là hai đặc điểm luôn đi kèm và tác động qua lại với nhau.
- Các búi trĩ sưng viêm, lòi ra ngoài khiến người bệnh thấp thỏm, đứng ngồi không yên làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc, học tập, sinh hoạt của họ.
- Khi bệnh trĩ nặng, ở hậu môn người bệnh sẽ có các triệu chứng rỉ dịch nước, thậm chí có người còn đi đại tiện không kiểm soát khiến họ có mùi rất “đặc trưng”. Điều này làm họ mất tự tin, thu mình, e ngại trước đám đông, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý người bệnh.
- Không chỉ tác động đến tâm lý, bệnh trĩ nếu không được chữa trị sớm có thể dẫn đến biến chứng ung thư trực tràng. Đây là một căn bệnh ung thư rất nguy hiểm có thể gây thiệt mạng, những người bị mắc bệnh trĩ nằm trong nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư trực tràng.
- Nếu người bệnh không cẩn thận, bị táo bón thường xuyên nên khi đi tiêu, phân cứng cọ vào các búi trĩ, một phần nữa là do trang phục mác ở bên ngoài khiến các búi trị bị lở loét gây viêm nhiễm hậu môn, tình trạng viêm nhiễm nếu kéo dài có thể gây nhiễm trùng máu, hoặc biến chứng ra các bệnh ở hậu môn nguy hiểm khác như áp xe hậu môn, nứt kẽ hậu môn. Ở nữ giới, do đặc điểm cấu tạo hậu môn và cơ quan sinh dục nằm sát nhau nên nếu viêm nhiễm ở hậu môn không được xử lý tốt có thể xâm nhập sang âm hộ, âm đạo gây ra viêm nhiễm phụ khoa rất nguy hiểm.
- Bệnh trĩ thường có dấu hiệu đặc trưng nhất là chảy máu mỗi lần đi đại tiện. Lượng máu chảy ra nhiều hay ít còn phụ thuộc vào mức độ bệnh của từng người. Nhiều bệnh nhân bị trĩ nặng, mỗi lần đi tiêu máu chảy ra thành dòng, đây là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh thiếu máu ở người bị trĩ. Bệnh thiếu máu còn kéo theo nhiều chứng bệnh nguy hiểm khác như đau đầu, chóng mặt, người hay bị lâng lâng, suy giảm trí nhớ, ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt. thậm chí thiếu máu còn có nguy cơ đe dọa tính mạng của người bệnh.
- Ngoài ra bệnh trĩ còn khiến người bệnh bị suy giảm ham muốn tình dục do tâm trí chỉ dành để nghĩ về vấn đề làm sao chữa khỏi được bệnh trĩ. Không những vậy đau đớn tại hậu môn cũng khiến chuyện quan hệ của họ không dễ đạt được thăng hoa.
Trên đây là những tác hại do bệnh trĩ gây ra. Có lẽ nhiều người trong chúng ta cũng không nghĩ được là bệnh trĩ lại có những tác động đến sức khỏe và tâm lý của người bệnh nặng nề đến như vậy. Nhưng đó là thực tế. Vì vậy mọi người không nên chủ quan, thờ ơ khi phát hiện thấy mình có những triệu chứng của bệnh trĩ. Chỉ cần thấy có các biểu hiện ban đầu như đi đại tiện đau rát, chảy máu tươi hãy đến gặp bác sỹ để có biện pháp đối phó sớm nhất, giảm những tác hại của bệnh trĩ đến sức khỏe bản thân.
2. Những món ăn tốt cho người bệnh trĩ
Uống nhiều nước
Trước tiên, người bệnh trĩ cần uống nhiều nước trong mọi trường hợp (nước giải khát, bữa ăn có nhiều canh…) vì nước khá đắc lợi trong việc làm mềm phân.
- Nên uống từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày, uống nhiều nước trái cây, nước rau quả, súp rau…
- Bệnh nhân có thể uống nước lạnh vào mỗi sáng để kích thích đi tiêu.
- Nước trái cây cũng giúp ích cho người bị bệnh trĩ. Nên uống ít nhất một ly nước trái cây mỗi ngày
Bên cạnh đó bệnh nhân bị trĩ nên ăn các loại thức ăn lỏng dễ tiêu hóa.
Ăn thức ăn có nhiều chất xơ
Bệnh nhân mắc bệnh trĩ nên tăng cường chất xơ trong chế độ ăn vì chất xơ tham gia trữ nước đáng kể trong ruột, làm phân dễ bở ra nên dễ dàng khi di chuyển.
Các loại rau quả, ngũ cốc là ứng cử viên số một cung cấp chất xơ như đậu phụ, ngũ cốc xay, cà rốt, chuối măng, quả mơ, súp lơ, cam, quýt, dâu tây…
Sử dụng thực phẩm nhuận tràng
Một số loại rau nhuận tràng tốt như rau lang, rau mồng tơi, rau đay, rau diếp cá, rau dền nên dùng nấu canh ăn thường xuyên rất tốt cho người bệnh trĩ.
- Chuối cũng là loại quả có giá trị nhuận tràng tốt, sau mỗi bữa ăn nên dùng một quả chuối, hoặc ăn ít dưa hấu.
- Khoai lang cũng là một loại thực phẩm nhuận tràng tốt cho người bị bệnh trĩ.
- Măng: có nhiều vitamin, tác dụng nhuận tràng.
- Mật ong: cũng có tác dụng nhuận tràng, người mắc trĩ nên sử dụng.
Magie là một chất có tác dụng nhuận tràng, giúp hạn chế chứng táo bón. Magie còn là một khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể. Một số thức ăn giàu magie: cá bơn, quả hạnh sấy khô, hạt điều sấy khô, đậu nành, rau chân vịt, bột yến mạch, bơ lạc, quả bơ, nho khô không hạt...
Ăn thức ăn nhiều chất sắt
Người bệnh trĩ dễ bị thiếu máu do đại tiện ra máu, vì vậy nên chế độ ăn cho bệnh nhân trĩ cần bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất sắt như: gan gà, cua hấp, cá ngừ, mận, mơ khô, nho khô, hạt hướng dương, hạt điều, hạnh nhân, mè, khoai tây luộc, rau bó xôi, bông cải xanh nấu chín, dưa đỏ, rau cần, mộc nhĩ đen (nấm mèo đen), vừng (mè đen), ...
- Ruột già của lợn, dê: có tác dụng cầm máu, chống đau, tiêu hóa tốt.
- Thịt rùa bổ mau giúp những người bị trĩ đại tiện ra máu nhiều
- Quả óc chó: có tác dụng nhuận tràng, giảm búi trĩ thòi ra ngoài, và hiện tượng đại tiện ra máu.
BMASS – THỰC PHẨM HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC TRIỆU CHỨNG BỆNH TRĨ HÀNG ĐẦU TẠI MỸ
BMass với công thức đặc biệt cùng cơ chế tác động tổng hợp, tác động đồng thời lên cả nguyên nhân và các triệu chứng bệnh trĩ. Giúp người bệnh giảm nhanh các triệu chứng bệnh và ngăn bệnh tái phát trở lại.
Bạn có thể tham khảo thêm sản phẩm: TẠI ĐÂY
Hotline: 1800 6284
Lưu ý: Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bình luận facebook
Bài viết liên quan
Top 3 cách chữa bệnh trĩ tận gốc hiệu...
Điều trị bệnh trĩ nội đơn giản và nhanh chóng nếu phát hiện sớm triệu chứng...
Các cấp độ của bệnh trĩ bạn nên biết
Bệnh trĩ được chia làm 3 loại: trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp. Chúng có đặc...
Phải làm thế nào khi búi trĩ sa ra...
Bệnh trĩ vốn là một bệnh khó nói, đặc biệt với chị em phụ nữ sau sinh. Khi đã...
Phụ nữ bị trĩ sau sinh phải chữa thế...
Bị trĩ sau sinh là tình trạng phổ biến ở 90% chị em sinh thường. Bệnh sẽ ảnh...
Giải đáp câu hỏi: Bệnh trĩ để lâu có...
Bệnh trĩ để lâu có sao không là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân mắc trĩ. Tâm...