Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng

Hãy nhanh tay sở hữu những sản phẩm yêu thích của bạn

Tiếp tục mua hàng
Mua nhanh
close or Esc Key
Mua nhanh sản phẩm

Hotline: 1800 6284(Miễn phí) hoặc 0866 888 365

Thời gian làm việc: Từ 8h00 - 20h30 (tất cả các ngày trong tuần)

Giỏ hàng

(0) - Sản phẩm 0

9 cách hạn chế rạn da khi mang thai, mẹ bầu không nên bỏ qua

Mang thai là một hành trình tuyệt vời nhưng đi kèm với nó là những thay đổi lớn trong cơ thể, bao gồm cả sự xuất hiện của các vết rạn da. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng rạn da có thể kiểm soát và hạn chế được bằng những thói quen chăm sóc da đơn giản hằng ngày. Vậy các cách hạn chế rạn da khi mang thai đó là gì? Hãy cùng Nhà Thuốc 365 tìm hiểu nhé.

Nội dung

I. Vì sao phụ nữ mang thai thường bị rạn da?

II. Các cách hạn chế rạn da khi mang thai

   2.1 Kiểm soát cân nặng

   2.2 Bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho da

   2.3 Uống đủ nước

   2.4 Duy trì độ ẩm cho da

   2.5 Tẩy tế bào da chết

   2.6 Massage da thường xuyên

   2.7 Chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao

   2.8 Dùng các loại dầu tự nhiên để dưỡng da

   2.9 Sử dụng kem chống rạn da

 

I. Vì sao phụ nữ mang thai thường bị rạn da?

Rạn da không chỉ gặp ở phụ nữ mang thai mà còn gặp ở người tăng cân nhanh chóng trong một thời gian ngắn. Ở phụ nữ mang thai, không chỉ tăng trọng lượng mà trong quá trình mang thai, thai nhi ngày càng phát triển thì kích thước ở bụng, ngực, mông, đùi,…cũng ngày càng tăng theo.

Khi cơ thể ở trạng thái bình thường, các sợi collagen và elastin đàn hồi rất tốt nên không bị rạn da. Trong giai đoạn mang thai, cùng với sự thay đổi nội tiết tố, việc tăng cân đột ngột, diễn ra trong một thời gian ngắn có thể khiến các sợi collagen và elastin ở vùng da bị tác động, không kịp đàn hồi để thích nghi, gây ra tình trạng đứt gãy collagen. Từ đó, dẫn đến tình trạng rạn da.

Rạn da tuy không gây đau nhưng có thể gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Sau đó, trên da bắt đầu xuất hiện những đường nứt nhỏ, căng bóng hơn so với các vùng da khác. Ban đầu, vết rạn có màu hồng nhạt, sau đó dần dần tím thẫm rồi chuyển sang màu trắng hoặc thâm.

Rạn da có thể bắt đầu từ tháng thứ 4 của thai kỳ, nhưng thường gặp nhất từ tháng thứ 6, thứ 7 trở đi. Ở giai đoạn này, thai nhi bắt đầu tăng trưởng nhanh nên mẹ cũng tăng cân nhanh, dẫn đến tình trạng rạn da xuất hiện nhiều hơn.

Tùy theo cơ địa của mỗi người mà mức độ rạn da sẽ khác nhau. Có người rạn ít, có người rạn nhiều, vết rạn có thể nông hoặc sâu, dài hay ngắn, rạn ngang hoặc dọc theo thành bụng.

Các vết rạn khi mang thai hầu như không biến mất mà chúng chỉ mờ đi theo thời gian. Làn da cũng không thể đàn hồi về trạng thái như ban đầu. Lúc này, muốn cải thiện tình trạng da, bạn cần sử dụng kết hợp các thành phần chăm sóc da chuyên biệt cùng với máy móc hiện đại để làm da săn chắc hơn.

Một số trường hợp rạn nhiều, vết rạn dài và sâu, muốn xử lý hết thì phải can thiệp bằng phẫu thuật. Tuy nhiên, dù dùng biện pháp nào đi chăng nữa thì làn da cũng không thể trở về như trước khi mang thai.

Vì sao phụ nữ mang thai thường bị rạn da

II. Các cách hạn chế rạn da khi mang thai

Mặc dù rạn da không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng lớn đến vóc dáng, thẩm mỹ, khiến chị em cảm thấy tự ti và mặc cảm khi diện áo ngắn, bikini. Vì thế, cách ngừa rạn da cho bà bầu là điều cần thiết và nên làm. Dưới đây là các cách hạn chế rạn da khi mang thai tốt nhất, bạn có thể tham khảo.

2.1 Kiểm soát cân nặng

Một trong những biện pháp hữu ích nhất giúp ngăn ngừa và hạn chế rạn da khi mang thai là duy trì cân nặng ở mức hợp lý. Hầu hết, khi mang thai, các chị em thường lo lắng đến tình trạng sức khỏe của thai nhi, do đó tìm đủ mọi cách để tẩm bổ. Ngoài việc bổ sung các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, mẹ bầu còn cố gắng ăn thật nhiều. Điều này dẫn đến tình trạng tăng cân quá mức.

Mặc dù, tăng cường dinh dưỡng trong giai đoạn là rất quan trọng nhưng điều này không đồng nghĩa với việc mẹ ăn quá nhiều dẫn đến việc tăng cân nhanh chóng. Thay vào đó, mẹ nên lưu ý đến chế độ dinh dưỡng sao cho hợp lý. Tốt nhất trong suốt thai kỳ chỉ nên tăng từ 10 – 12kg.

Các cách hạn chế rạn da khi mang thai

2.2 Bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho da

Chăm sóc da từ bên trong lẫn bên ngoài sẽ giúp da chắc khỏe, tăng tính đàn hồi. Từ đó, hạn chế tối đa nguy cơ bị rạn da khi mang bầu.

Mẹ bầu nên bổ sung các loại thực phẩm hỗ trợ cho da như: việt quất, dâu tây, thực phẩm giàu vitamin E, omega-3,…Bên cạnh đó, sử dụng các loại kem dưỡng da chứa nhiều vitamin A để có tác dụng tốt đối với các vết rạn da.

Một số gợi ý dành cho mẹ bầu để hạn chế tình trạng rạn da khi mang thai là:

  • Bổ sung thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như: dâu tây, việt quất, cải bỏ xôi,…để bảo vệ và nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh.

  • Bổ sung thực phẩm giàu vitamin A như: cà rốt, khoai lang, ớt chuông,…để phục hồi các mô da bị tổn thương do rạn da gây nên.

  • Bổ sung thực phẩm giàu vitamin E như: bông cải xanh, các loại hạt,…để tạo lớp màng bảo vệ các màng tế bào da.

  • Bổ sung vitamin D bằng cách tiếp xúc với ánh nắng Mặt Trời vào lúc sáng sớm hoặc bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D như: ngũ cốc, lòng đỏ trứng gà, các sản phẩm từ sữa,…để giảm nguy cơ bị rạn da.

  • Bổ sung thực phẩm giàu omega-3 và omega-6 như: cá hồi, quả óc chó, dầu cá,…để giúp da luôn mịn màng, các tế bào da khỏe mạnh, ngăn ngừa tình trạng rạn da.

  • Ăn thực phẩm giàu kẽm như: các loại hạt, cá,…để giúp da khỏe mạnh hơn, giảm viêm và chữa lành các vết thương.

Các cách hạn chế rạn da khi mang thai

2.3 Uống đủ nước

Nước là thành phần không thể thiếu đối với cơ thể con người, đặc biệt trong thời kỳ mang thai, nước lại càng có vai trò quan trọng hơn. Không chỉ giúp cơ thể giải độc, tăng khả năng hấp thụ và trao đổi chất, nước còn có tác dụng giúp mẹ bầu giữ được làn da căng mịn, khỏe khoắn, làm mờ vết rạn da nhanh chóng.

Để bổ sung đủ lượng nước mỗi ngày, ngoài uống nước lọc, mẹ bầu có thể uống nước ép trái cây, ăn nhiều rau và trái cây mọng nước,…

Các cách hạn chế rạn da khi mang thai

2.4 Duy trì độ ẩm cho da

Mẹ bầu nên chú ý đến vấn đề dưỡng ẩm để làm tăng độ đàn hồi cho da. Từ đó, hạn chế được tình trạng rạn da khi mang thai. Để dưỡng ẩm cho da, mẹ bầu có thể sử dụng kem dưỡng ẩm chuyên dụng cho phụ nữ mang thai hoặc dùng dầu dừa để thoa lên vùng da cần dưỡng ẩm. Sau đó massage da nhẹ nhàng để các dưỡng chất thẩm thấu vào sâu bên trong, từ đó giúp phát huy tối đa tác dụng. Lưu ý: Không được massage quá mạnh vào vùng bụng, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ vì nó có thể ảnh hưởng đến thai nhi.

Các cách hạn chế rạn da khi mang thai

2.5 Tẩy tế bào da chết

Tẩy tế bào da chết giúp bạn loại bỏ các tế bào da chết, kích thích lưu thông máu và giữ cho làn da của bạn khỏe mạnh hơn. Và đây cũng được coi là cách hạn chế rạn da khi mang thai.

Bà bầu có thể tẩy tế bào da chết bằng hỗn hợp đường và dầu dừa theo các bước sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị 2 muỗng đường trắng, 2 muỗng đường nâu, 1 muỗng dầu dừa, 2 thìa cà phê vitamin E.

  • Bước 2: Trộn tất cả các nguyên liệu với nhau để được hỗn hợp sền sệt như đường cát.

  • Bước 3: Lấy 1 phần vừa đủ, thoa hỗn hợp lên vùng da bị rạn đã được làm ướt. Sau đó, massage da nhẹ nhàng để tẩy sạch lớp tế bào da cằn cỗi.

  • Bước 4: Rửa sạch và tắm như bình thường.

  • Bước 5: Thoa kem dưỡng ẩm khi da vẫn còn hơi ẩm.

Tẩy tế bào da chết nên thực hiện 2 lần/tuần để giúp da luôn sạch sẽ, thông thoáng, thẩm thấu các dưỡng chất tốt hơn. Từ đó, ngăn ngừa rạn da hiệu quả.

Các cách hạn chế rạn da khi mang thai

2.6 Massage da thường xuyên

Massage da thường xuyên giúp da luôn đảm bảo độ đàn hồi tốt nhất, giúp các mạch máu bên trong da được lưu thông, cung cấp các dưỡng chất cho da mỗi ngày. Từ đó, hạn chế được tình trạng rạn da.

Các cách hạn chế rạn da khi mang thai

2.7 Chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao

Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên không chỉ giúp tăng đàn độ đàn hồi cho da, hạn chế rạn da khi mang thai mà còn rất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu, tăng cường sức đề kháng, hạn chế tình trạng ốm vặt. Vì thế, mẹ bầu nên duy trì thói quen tốt này thường xuyên.

Các cách hạn chế rạn da khi mang thai

2.8 Dùng các loại dầu tự nhiên để dưỡng da

Các loại dầu tự nhiên như: dầu oliu, dầu bơ hạt mỡ, dầu thầu dầu,…đều có lợi cho da. Lượng vitamin E dồi dào có trong các loại dầu này giúp cải thiện độ đàn hồi cho da. Từ đó, ngăn ngừa các vết rạn da. Hơn nữa, các loại dầu này cũng chứa thành phần chống oxy hóa giúp cải thiện tế bào gốc của da.

Các mẹ có thể sử dụng một lượng nhỏ các loại dầu này thoa đều lên vùng da bị rạn để dưỡng chất ngấm sâu vào bên trong, giúp phát huy tối đa công dụng.

Các cách hạn chế rạn da khi mang thai

2.9 Sử dụng kem chống rạn da

Từ tuần thứ 12 của thai kỳ, thai nhi bắt đầu phát triển nhanh. Lúc này, bụng, ngực của mẹ cũng tăng theo. Ngoài kiểm soát cân nặng, mẹ bầu có thể bắt đầu sử dụng kem chống rạn cho phụ nữ mang thai để giúp da có độ đàn hồi tốt hơn, săn chắc hơn. Kết hợp với kem dưỡng ẩm để ngăn ngừa da khô, giảm tình trạng ngứa ngáy, nứt nẻ.

Một số loại kem chống rạn da an toàn, hiệu quả cho bà bầu là: sáp rạn da C’new Lab New CK, tinh dầu rạn da Bio-oil, kem chống rạn da StetcHeal, kem trị rạn da Sebamed, kem ngăn ngừa rạn da Pigeon, kem trị rạn Palmer’s,…

Trên đây là 9 cách hạn chế rạn da khi mang thai. Hy vọng với những thông tin này, các bạn sẽ biết cách ngừa rạn da cho bà bầu. Từ đó, giúp bạn tự tin và thoải mái hơn trong quá trình mang thai.  

Lưu ý: Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Hãy Like và Share thông tin hữu ích với bạn bè ngay!

Bình luận facebook

Bài viết liên quan

Hướng dẫn cách nhận biết sản phẩm Sữa Hoàng Gia Úc Royal Ausnz chính hãng tại Việt Nam

Hướng dẫn cách nhận biết sản phẩm Sữa...

17/06/2024

Sữa hoàng gia Úc Royal Ausnz đã chính thức có mặt tại thị trường Việt Nam và...

Bổ sung Canxi sau sinh - Cực kỳ quan trọng nhưng thường bị bỏ qua

Bổ sung Canxi sau sinh - Cực kỳ quan...

01/12/2023

Tại sao sau khi sinh, phụ nữ cần bổ sung canxi và làm thế nào để bổ sung canxi...

DHA - Vi chất nên bổ sung cho con trong giai đoạn 1000 ngày vàng đầu đời

DHA - Vi chất nên bổ sung cho con trong...

17/11/2023

DHA đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trí não và thị lực ở trẻ...

Lactobacillus Fermentum CECT5716 - Lợi khuẩn hỗ trợ tăng cân cho bé

Lactobacillus Fermentum CECT5716 - Lợi...

14/11/2023

Lactobacillus Fermentum (CECT5716) là một loại lợi khuẩn thuộc họ...

Sức khỏe & đời sống đưa tin: Bí kíp bổ sung Canxi cho thai kỳ của mẹ - Đúng chất, đủ lượng, dễ hấp thu

Sức khỏe & đời sống đưa tin: Bí kíp bổ...

26/10/2023

Theo chuyên gia, khi lựa chọn canxi bổ sung cho bà bầu trong thai kỳ, cần đảm...

Sản phẩm liên quan

Tư vấn miễn phí
1800 6284
Top