Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng

Hãy nhanh tay sở hữu những sản phẩm yêu thích của bạn

Tiếp tục mua hàng
Mua nhanh
close or Esc Key
Mua nhanh sản phẩm

Hotline: 1800 6284(Miễn phí) hoặc 0866 888 365

Thời gian làm việc: Từ 8h00 - 20h30 (tất cả các ngày trong tuần)

Giỏ hàng

(0) - Sản phẩm 0

Hướng dẫn cách xử lý khi trẻ sơ sinh ọc ra cặn sữa

Nôn trớ ra cặn sữa là tình trạng rất phổ biến ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng có kinh nghiệm xử lý khi con gặp phải hiện tượng này. Vậy trẻ sơ sinh trớ ra cặn sữa có sao không? Mẹ phải xử lý như thế nào? Hãy cùng Nhà thuốc 365 tìm hiểu nhé!

Nội dung

I. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ọc sữa có cặn

   1.1 Nguyên nhân sinh lý

   1.2 Nguyên nhân bệnh lý

II. Trẻ ọc ra cặn sữa có nguy hiểm không?

III. Hướng dẫn xử lý trẻ sơ sinh ọc sữa có cặn

IV. Làm sao để cải thiện tình trạng nôn ra cặn sữa ở trẻ

   4.1 Cho bé bú đúng cách

   4.2 Đặt bé nằm đúng cách

   4.3 Cho bé bú theo nhu cầu

   4.4 Bổ sung men vi sinh cho bé

 

I. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ọc sữa có cặn

Trẻ sơ sinh nôn trớ ra cặn sữa là tình trạng bé trớ ra sữa vón cục. Đây là sữa đang được tiêu hóa, đã được lên men bởi dịch dạ dày. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh nôn trớ ra cặn sữa có thể xuất phát từ nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý.

1.1 Nguyên nhân sinh lý

  • Do cấu tạo hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện, dạ dày nằm ngang nên trẻ dễ bị nôn trớ sau khi ăn.

  • Hoạt động tâm vị dạ dày của trẻ còn yếu. Khi trẻ bú no quá hoặc mẹ thay đổi tư thế đột ngột khi đang cho bé bú cũng dẫn đến tình trạng nôn trớ, ọc sữa.

  • Trẻ bú quá nhiều, quá no khiến dạ dày không đủ sức chứa.

  • Trẻ uống sữa công thức cũng hay gặp tình trạng nôn trớ hơn trẻ bú sữa mẹ vì sữa công thức khó tiêu hơn sữa mẹ nên cần phải có thời gian tiêu hóa dài hơn.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ọc sữa có cặn

1.2 Nguyên nhân bệnh lý

Nếu tình trạng trẻ trớ nhiều cặn sữa (> 3 lần/ngày) và kèm theo các triệu chứng khác như: ho, khò khè, đau bụng, sốt,…thì có thể do một số bệnh lý gây nên. Cụ thể:

  • Trẻ mắc chứng khó tiêu: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng trẻ sơ sinh ọc ra nhiều cặn sữa. Nguyên nhân là do hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu hoặc trẻ có thể bị dị ứng với protein trong sữa hay bất dung nạp lactose có trong sữa mẹ, sữa mẹ công thức.

  • Trào ngược dạ dày thực quản: Tình trạng này cũng xảy ra khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bình thường, sữa đi từ miệng trẻ xuống thực quản, dạ dày rồi được tiêu hóa tại dạ dày và chuyển từng chút một xuống ruột non để hấp thu và đào thải ra ngoài. Tuy nhiên, hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu nên dẫn đến tình trạng rối loạn co bóp, rối loạn nhu động ruột khiến trẻ dễ bị nôn trớ, trớ ra nhiều cặn sữa.

  • Hẹp môn vị: Môn vị là phần dưới của dạ dày, đây là nơi mà thức ăn, đồ uống sẽ đi qua trước khi vào ruột non. Vì một lý do nào đó mà khiến môn vị của trẻ bị thu hẹp. Điều này khiến thức ăn không thể rời khỏi dạ dày để vào ruột non nhanh chóng, gây nên tình trạng trào ngược lên cổ họng, khiến trẻ bị nôn trớ.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ọc sữa có cặn

II. Trẻ ọc ra cặn sữa có nguy hiểm không?

Câu trả lời là KHÔNG vì hầu như, 90% trẻ sơ sinh ở 6 tháng đầu đời đều xảy ra hiện tượng nôn trớ, trớ ra nhiều cặn sữa. Việc cần thiết của cha mẹ lúc này là quan tâm, theo dõi các biểu hiện của trẻ để biết đây là hiện tượng bình thường hay bất thường.

Nếu trẻ ọc ra cặn sữa dưới 3 lần/ngày và vẫn bú khỏe, ngủ ngon, tăng cân, phát triển đều đặn thì ba mẹ không phải lo lắng gì. Vì đây là hiện tượng hết sức bình thường và nó sẽ dần dần hết đi khi bé lớn hơn.

Mặc dù vậy, trường hợp bé bị trớ ra cặn sữa kèm theo dịch vàng, dịch xanh. Đó là dịch tiêu hóa của dạ dày,…Hoặc nôn trớ kèm các hiện tượng như: tiêu chảy, đau bụng, sốt cao,…thì đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý về đường tiêu hóa. Lúc này, ba mẹ nên đưa trẻ đến các bệnh viện uy tín để thăm khám, kiểm tra và điều trị kịp thời.

Trẻ ọc ra cặn sữa có nguy hiểm không

III. Hướng dẫn xử lý trẻ sơ sinh ọc sữa có cặn

Chắc hẳn những phụ huynh chưa có kinh nghiệm, khi trẻ trớ ra nhiều cặn sữa sẽ rất bối rối, không biết làm thế nào. Dưới đây là cách xử lý trẻ sơ sinh trớ ra nhiều cặn sữa tại nhà, ba mẹ có thể tham khảo:

  • Khi trẻ vừa mới trớ xong, ba mẹ không được bế thốc trẻ, hãy để cho trẻ nằm nghiêng sang bên trái hoặc phải để sữa ra ngoài theo khóe miệng, tránh tình trạng tràn vào mũi hoặc phổi.

  • Vỗ nhẹ vào lưng trẻ để vừa trấn an tinh thần cho trẻ vừa đẩy nốt phần dịch nôn nếu bị tắc nghẽn tại họng ra bên ngoài.

  • Quan sát dịch nôn của trẻ xem có những biểu hiện bất thường gì không để có biện pháp xử lý kịp thời.

  • Dùng khăn mềm, thấm nước ấm rồi lau sạch vùng miệng, cổ cho trẻ.

  • Thay quần áo và lau dọn sạch sẽ vùng xung quanh bé nôn để tránh vi khuẩn phát triển gây bệnh.

  • Không cho bé bú ngay khi vừa trớ sữa xong, ba mẹ nên đợi khoảng 30 phút hãy cho bé ăn hoặc bú tiếp.

  • Khi bé bú xong, mẹ hãy bế bé một lúc, tránh tình trạng cho bé nằm ngay xuống giường. Đồng thời nên chọn những bộ quần áo rộng rãi cho bé, tránh những bộ quần áo chật, gây áp lực lên bụng, khiến bé dễ nôn trớ lại.

Hướng dẫn xử lý trẻ sơ sinh ọc sữa có cặn

IV. Làm sao để cải thiện tình trạng nôn ra cặn sữa ở trẻ

Để giúp bé giảm thiểu tình trạng nôn trớ ra cặn sữa, ba mẹ có thể tham khảo các biện pháp sau:

4.1 Cho bé bú đúng cách

Do thể tích dạ dày của bé còn nhỏ, cộng thêm với hệ tiêu hóa non yếu nên mẹ cần phải hết sức lưu ý cho bé bú đúng tư thế. Tránh trường hợp bé nuốt phải lượng lớn không khí, dẫn đến tình trạng giảm hấp thụ, gây trớ cặn sữa trong mỗi lần bú mẹ.

Tư thế bú đúng nhất là mẹ cần nâng đầu bé cao hơn bụng. Cho bé bú ở nơi yên tĩnh, tránh ồn ào để bé tập trung bú. Đối với trẻ bú bình thì mẹ nên nghiêng bình khoảng 45 độ và đổ sữa ngập đầu bình để tránh bọt khí.

4.2 Đặt bé nằm đúng cách

Khi cho bé bú xong, mẹ không nên cho bé nằm xuống giường ngay. Mẹ nên bế bé một lúc rồi vỗ nhẹ lưng để bé ợ hơi, giúp tống hết hơi thừa ra ngoài khi bé bú mẹ hoặc uống sữa công thức.

Cách cải thiện tình trạng nôn ra cặn sữa ở trẻ

4.3 Cho bé bú theo nhu cầu

Mẹ tránh cho bé bú quá nhiều, bú quá no trong mỗi lần. Tốt nhất nên chia nhỏ thành nhiều lần để giúp bé tiêu hóa dễ dàng hơn, cải thiện tối đa tình trạng nôn trớ. Đồng thời, mẹ nên chú ý khi nào con đói để cho con bú kịp thời, tránh ép con bú theo khuôn mẫu làm con không tiêu hóa kịp, gây ọc cặn sữa.

4.4 Bổ sung men vi sinh cho bé

Trong giai đoạn sơ sinh, hệ tiêu hóa của trẻ đang dần phát triển, bé cần một lượng lớn lợi khuẩn đường ruột từ men vi sinh để tăng cường tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch. Lợi khuẩn đường ruột giúp phân giải các chất xơ khó tiêu trong sữa mẹ, giúp hệ tiêu hóa của trẻ làm việc năng suất và hiệu quả hơn. Từ đó, giúp bé hấp thụ các chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ tốt hơn và giảm thiểu tình trạng ọc ra cặn sữa.

Trên đây là những thông tin về hiện tượng trẻ sơ sinh nôn trớ ra cặn sữa. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp ích cho các ông bố bà mẹ bỉm sữa có con hay gặp phải tình trạng nôn trớ để biết cách xử lý hiệu quả nhất.

Lưu ý: Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Hãy Like và Share thông tin hữu ích với bạn bè ngay!

Bình luận facebook

Bài viết liên quan

D3 thuần là gì? Trẻ sơ sinh nên dùng D3 thuần hay D3K2?

D3 thuần là gì? Trẻ sơ sinh nên dùng D3...

23/07/2024

D3 thuần là gì? Liệu trẻ sơ sinh nên dùng D3 thuần hay D3K2? Đây là những vấn...

Top 10 sữa phát triển chiều cao cho bé 2 tuổi hiệu quả nhất

Top 10 sữa phát triển chiều cao cho bé...

06/07/2024

Sữa phát triển chiều cao cho bé 2 tuổi với công thức chuyên biệt sẽ giúp tăng...

Hướng dẫn chi tiết cách pha sữa non Ildong với sữa Meiji chuẩn nhất

Hướng dẫn chi tiết cách pha sữa non...

08/06/2024

Việc kết hợp sữa Meiji từ Nhật Bản và sữa non Ildong từ Hàn Quốc đang nhận được...

[Giải đáp] Bé bị tiêu chảy có nên uống Yakult?

[Giải đáp] Bé bị tiêu chảy có nên uống...

11/04/2024

Yakult là sữa chua uống hàng đầu, rất được yêu thích hiện nay, với thành phần...

8 cách cho bé đi ngoài khi bị táo bón cực dễ

8 cách cho bé đi ngoài khi bị táo bón...

17/04/2024

Bé bị táo bón lâu ngày thường bỏ ăn, quấy khóc, khó chịu sau khoảng thời gian...

Tư vấn miễn phí
1800 6284
Top