Lao màng não là bệnh gì? Bệnh lao màng não có lây không?
Nội dung: 2. Dấu hiệu và biến chứng của lao màng não 2.1 Triệu chứng bệnh lao màng não 2.2 Biến chứng của bệnh lao màng não |
1. NGUYÊN NHÂN LAO MÀNG NÃO
Lao màng não là bệnh gì? Theo các chuyên gia, lao màng não là một dạng nặng của bệnh lao do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra. Khi vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ lan truyền qua đường máu đến màng não, tấn công và phá hủy bộ phận này từ đó gây ra các triệu chứng của bệnh lao màng não.
Lao màng não là bệnh vô cùng nguy hiểm, có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Trong đó, trẻ trong độ tuổi từ 1 – 5 tuổi và người lớn từ 20 – 50 là đối tượng có nguy cơ cao nhất. Theo thống kê, nam giới có tỷ lệ mắc lao màng não cao hơn nữ giới.
Lao màng não gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và có tỷ lệ tử vong cao, nên chúng ta cần hết sức cẩn trọng với căn bệnh này.
Vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis (MTB) là nguyên nhân chính gây bệnh lao màng não. Vi khuẩn này có thể lan truyền trong không khí, sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ tấn công theo đường máu và tấn công lên máu.
Tuy nhiên, không phải ai nhiễm vi khuẩn MTB thì đều mắc bệnh lao. Bởi theo bài báo khoa học có tựa đề "Global epidemiology of tuberculosis: morbidity and mortality of a worldwide epidemic" của hai tác giả Christopher Dye và Mario Raviglione, được đăng trên tạp chí The Journal of the American Medical Association (JAMA) vào năm 2019 cho biết, khoảng 10% những người nhiễm vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis (MTB) mới thực sự phát triển bệnh lao, nghĩa là 10 người nhiễm vi khuẩn thì chỉ có 1 người mắc bệnh.
Bên cạnh nguyên nhân lao màng não do Mycobacterium tuberculosis, có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh có thể kể đến như:
- Suy giảm miễn dịch: Những đối tượng có sức đề kháng yếu, chưa hoàn thiện (ví dụ như trẻ em) hoặc các đối tượng bị suy giảm miễn dịch như người bị nhiễm HIV, mắc bệnh lý miễn dịch, đang hóa trị…b có nguy cơ bị lao nói chung và lao màng não cao hơn người bình thường.
- Tuổi tác: Bệnh lao thường xuất hiện ở người trưởng thành và người cao tuổi hơn so với các độ tuổi khác do ở độ tuổi này, hệ miễn dịch bị suy yếu, dễ bị vi khuẩn MTB xâm nhập, gây bệnh.
- Môi trường sống: Những người sống trong môi trường ô nhiễm, ăn uống kém chất lượng, thường xuyên tiếp xúc với người mắc bệnh lao… có nguy cơ cao nhiễm vi khuẩn MTB và mắc bệnh lao hơn.
- Khu vực sống: Những người sống ở Châu Phi, Đông Âu, châu Á, Nga, Mỹ la-tinh, đảo caribbean có tỷ lệ người mắc bệnh lao cao hơn những khu vực khác, điều đó cũng có nghĩa là nếu du lịch qua những khu vực này thì bạn có nguy cơ cao nhiễm khuẩn MTB cao hơn.
- Đặc điểm di truyền: Đặc điểm di truyền có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và tiến triển của các bệnh, bao gồm cả bệnh lao. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người có một số đặc điểm di truyền nhất định, chẳng hạn như các biến thể gene liên quan đến hệ miễn dịch, có nguy cơ cao hơn để mắc bệnh lao.
Biết được nguyên nhân lao màng não chính là cơ sở để các bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, tránh biến chứng. Theo dõi phần tiếp theo để biết những dấu hiệu sớm của lao màng não bạn nhé!
>>> Xem thêm các bài viết về sức khỏe của Nhà thuốc 365
2. DẤU HIỆU VÀ BIẾN CHỨNG CỦA LAO MÀNG NÃO
2.1 Triệu chứng bệnh lao màng não
Những triệu chứng của lao màng não tương đối rõ ràng, dễ nhận biết nhưng thường bị nhầm lẫn với nhiều chứng bệnh khác, khiến người bệnh chủ quan.
Khi có những triệu chứng của lao màng não sớm nhất dưới đây, bạn nên đến gặp bác sĩ để được khám và chẩn đoán kịp thời:
- Sốt cao, sốt kéo dài không rõ nguyên nhân
- Tình trạng sốt tăng lên vào buổi chiều tối
- Chán ăn, ăn kém
- Buồn nôn, nôn mửa
- Đau, nhức đầu khu trú hoặc lan tỏa, cơ đau liên tục hoặc thành từng cơn một. Khi có kích thích người bệnh sẽ thấy đau âm ỉ hoặc dữ dội hơn
- Rối loạn tiêu hóa, đau bụng, đi ngoài…
- Đau các khớp, cột sống, chi
- Bí tiểu hoặc đại tiểu tiện không tự chủ
- Liệt dây thần kinh sọ khiến mặt bị méo hoặc hạn chế ngôn ngữ, vận động
- Liệt chi (chân, tay)
- Động kinh, rối loạn tâm thần, suy giảm trí nhớ
- Hôn mê
Ở mỗi giai đoạn bệnh sẽ có những triệu chứng với mức độ nặng/nhẹ khác nhau. Những triệu chứng lao màng não có biểu hiện khác giống với một số bệnh liên quan đến não khác như rối loạn tuần hoàn não, u não lành tính, xuất huyết não, viêm màng não, thoái hóa tiểu não… khiến việc chẩn đoán ban đầu gặp nhiều khó khăn.
Vậy nên, khi có một trong các triệu chứng trên bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán bệnh chính xác nhất, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm thậm chí tử vong xảy ra.
2.2 Biến chứng của bệnh lao màng não
Bệnh lao màng não có nguy hiểm không? Có, nếu bệnh được phát hiện, chẩn đoán và điều trị muộn sẽ dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm như tổn thương màng não, suy hô hấp, sốt cao co giật, phì não, liệt nửa người, mất trí nhớ tạm thời, hôn mê sâu, tử vong.
Còn nếu đươc phát hiện và điều trị sớm, vi khuẩn lao không kháng thuốc thì có thể hết sốt sau 2 – 4 tuần điều trị và hết triệu chứng sau 6 – 8 tuần điều trị, còn dịch não tủy phải cần đến 2 – 4 tháng sau mới có thể quay lại trạng thái bình thường.
3. ĐIỀU TRỊ LAO MÀNG NÃO HIỆU QUẢ
Bệnh lao màng não có chữa được không? Có. Để điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng và chuyên sâu, thực hiện các xét nghiệm nếu cần thiết để xác định chính xác nguyên nhân và tính trạng lao màng não.
Cụ thể, bác sĩ sẽ:
- Khám lâm sàng: Hỏi về các triệu chứng, tiền sử bệnh…
- Chụp X-Quang ngực, CT não để chẩn đoán qua hình ảnh, khoanh vùng phần bị ảnh hưởng
- Chọc dò dịch não tủy nhằm xác định mức protein, số lượng tế bào và sự khác biệt, mức glucose kết hợp cùng với những xét nghiệm vi sinh tìm ra nấm, vi khuẩn
- Xét nghiệm máu
- Sinh thiết màng não
- Xét nghiệm da cho bệnh lao
Từ kết quả chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ quyết định phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất. Những phương pháp điều trị lao màng não hiệu quả là:
Sử dụng thuốc kháng lao
Bốn loại thuốc thường được sử dụng để điều trị nhiễm trùng lao là:
- Isoniazid: Là thuốc trị bệnh lao chủ lực, giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn lao và giết chết vi khuẩn lao. Thuốc này thường được sử dụng trong chương trình điều trị bệnh lao đa dạng kháng thuốc.
- Rifampin: Là một loại kháng sinh mạnh, có khả năng giết chết các vi khuẩn lao, đặc biệt là các vi khuẩn lao kháng isoniazid. Rifampin cũng được sử dụng trong chương trình điều trị bệnh lao đa dạng kháng thuốc.
- Pyrazinamide: Là một loại thuốc kháng lao có tác dụng giết chết các vi khuẩn lao trong môi trường axit, nơi mà các vi khuẩn lao thường tập trung và phát triển. Thuốc này thường được sử dụng cùng với isoniazid và rifampin trong chương trình điều trị bệnh lao.
- Ethambutol: Là một loại thuốc kháng lao khác, có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn lao. Thuốc này thường được sử dụng cùng với isoniazid, rifampin và pyrazinamide trong chương trình điều trị bệnh lao.
Ở Anh, khuyến nghị phác đồ đầu tiên là 2 tháng Isoniazid, Rifampicin, Pyrazinamide và Ethambutol. Sau đó là 10 tháng Isoniazid và Rifampicin.
Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc này phải được chỉ định và theo dõi bởi bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo hiệu quả và tránh tác dụng phụ.
Sử dụng thuốc kháng viêm
Các loại kháng viêm như dexamethasone, prednisone, hay methylprednisolone cũng được sử dụng để giảm các triệu chứng viêm và đau đầu trong điều trị bệnh lao màng não.
- Dexamethasone: Là một loại corticosteroid có tính kháng viêm cao, được sử dụng trong điều trị các trường hợp viêm nặng và mạn tính. Dexamethasone cũng được sử dụng để giảm các triệu chứng viêm và giảm áp lực trong não để điều trị bệnh lao màng não.
- Prednisone: Là một loại corticosteroid có tác dụng kháng viêm và ức chế miễn dịch. Trong trường hợp bệnh lao màng não, prednisone được sử dụng để giảm các triệu chứng viêm và đau đầu.
- Methylprednisolone: Cũng là một loại corticosteroid, được sử dụng để giảm các triệu chứng viêm và đau đầu trong điều trị bệnh lao màng não. Tuy nhiên, methylprednisolone thường được sử dụng như một phương pháp trợ giúp trong quá trình điều trị và thường được kết hợp với các loại thuốc khác.
Cũng giống như kháng sinh, việc sử dụng các loại thuốc kháng viêm này cần được thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa. Liều lượng và thời gian sử dụng cần được điều chỉnh phù hợp với từng trường hợp cụ thể.
Ngoài ra, cũng cần cân nhắc khi sử dụng các loại thuốc kháng viêm, vì chúng có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng như suy giảm miễn dịch, tăng nguy cơ nhiễm trùng và ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của bệnh.
Sử dụng sản phẩm khác kết hợp
Lao màng não được điều trị tối ưu nhất bằng các thuốc kháng lao. Bên cạnh đó, tùy vào nguyên nhân và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định dùng thêm các loại thuốc như thuốc chống co giật (Phenobarbital, Phenytoin…), an thần, điều trị đồng nhiễm HIV/AIDS, tăng cường miễn dịch…
4. PHÒNG NGỪA LAO MÀNG NÃO
Phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh, và cách điều trị lao màng não nói riêng và các bệnh khác nói chung là chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh xảy ra.
Theo đó, Nhà thuốc 365 khuyên bạn nên thực hiện những việc dưới đây để phòng ngừa lao màng não:
- Tiêm vaccin phòng ngừa bệnh lao (Vaccine BCG) và Vaccine ngừa viêm màng não là phương pháp hữu hiệu nhất để đề phòng các bệnh do vi khuẩn lao, bao gồm lao màng não.
- Thực hiện vệ sinh cá nhân đúng cách như rửa tay thường xuyên, giữ vệ sinh nhà cửa và môi trường sống sạch sẽ.
- Bệnh lao màng não có bị lây không? Có. Vì thế hãy hạn chế đến những nơi đông đúc, không đảm bảo an toàn, nhiều nguy cơ mắc bệnh, nếu bắt buộc phải đến hãy nhớ đeo khẩu trang và khử khuẩn đầy đủ.
- Tăng cường sức khỏe và đề kháng cho cơ thể bằng cách xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dưỡng chất, tập thể dục thường xuyên, giữ lối sống lành mạnh… giúp cơ thể khỏe mạnh và ngăn ngừa bệnh tật, trong đó có bệnh lao màng não.
Lời kết:
Lao màng não là căn bệnh nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Với những chia sẻ của Nhà thuốc 365 trên đây, hy vọng đã giúp bạn hiểu thêm về lao màng não từ đó biết cách phòng ngừa hiệu quả nhất.
Lưu ý: Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bình luận facebook
Bài viết liên quan
Hướng dẫn cách nhận biết sản phẩm Sữa...
Sữa hoàng gia Úc Royal Ausnz đã chính thức có mặt tại thị trường Việt Nam và...
Bổ sung Canxi sau sinh - Cực kỳ quan...
Tại sao sau khi sinh, phụ nữ cần bổ sung canxi và làm thế nào để bổ sung canxi...
DHA - Vi chất nên bổ sung cho con trong...
DHA đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trí não và thị lực ở trẻ...
Lactobacillus Fermentum CECT5716 - Lợi...
Lactobacillus Fermentum (CECT5716) là một loại lợi khuẩn thuộc họ...
Sức khỏe & đời sống đưa tin: Bí kíp bổ...
Theo chuyên gia, khi lựa chọn canxi bổ sung cho bà bầu trong thai kỳ, cần đảm...