Mách mẹ 5 cách chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh cực hay, vừa an toàn, vừa lành tính
Chàm sữa [1] hay còn gọi là lác sữa là hiện tượng rất phổ biến ở trẻ sơ sinh. Đây là trường hợp viêm da thường gặp ở trẻ. ThS.BS Huỳnh Văn Bá, Trường đại học Y dược Cần Thơ, cho biết nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa xác định một cách chắc chắn, tuy nhiên bệnh thường gặp ở người có cơ địa dễ dị ứng. Ngoài ra, cha mẹ có bệnh hen suyễn, mề đay, dị ứng da, dị ứng thời tiết... thì con cũng dễ mắc bệnh.
1. Cách chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh với lá ổi
Khoa học đã chứng minh trong lá ổi có chứa rất nhiều thành phần sát khuẩn, chống viêm và cân bằng lại độ đàn hồi của da như Vitamin K, Alpha Limonene, Tanin,...Sử dụng loại lá này như một loại nước tắm cho bé là một trong những phương pháp hữu hiệu đẩy lùi được chàm sữa và các triệu chứng khó chịu mà bệnh gây ra
Cách thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị nắm lá ổi và nước
- Bước 2: Mẹ lấy lá ổi rửa sạch và để khô ráo
- Bước 3: Đun sôi với nước trong khoảng 5-7 phút
- Bước 4: Để nước hơi ấm và lau khô da cho trẻ, mẹ có thể kết hợp dùng với thuốc bôi chữa chàm do bác sĩ kê. Nên thực hiện vào buổi tối để có công dụng hiệu quả.
2. Cách chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh với lá sim
Lá sim có tính đắng, khử trùng mạnh, làm lành vết thương nhanh. Nhờ vậy, những vết chàm sữa của bé sẽ bị tiêu diệt và ít có nguy cơ để lại sẹo. Lá sim cũng đã được ứng dụng trong y học cổ truyền hàng trăm năm nay như là một vị thuốc hữu hiệu đối với các bệnh ngoài da
Cách thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm lá sim và nước
- Bước 2: Lấy lá sim và sắc đặc cho tới khi nước sánh lại thành dạng cao
- Bước 3: Hàng ngày, mẹ lấy cao lá sim bôi lên vùng da bị chàm sữa cho bé
3. Cách chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh với lá trà xanh
Không phải ngẫu nhiên mà trà xanh là thành phần thảo dược quen thuộc không chỉ trong các loại sữa tắm cho bé mà còn trong các loại kem dưỡng da của người lớn. Trà xanh với công dụng sát khuẩn và chống oxy hóa mạnh mẽ, sẽ nhanh chóng đánh bay tình trạng chàm sữa và trả lại cho bé làn da mịn màng vốn có
Cách thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị một nắm lá trà xanh và nước
- Bước 2: Mẹ lấy lá trà xanh và đun sôi
- Bước 3: Để nước ấm và cho bé ngâm mình trong lá trà xanh
- Bước 4: Mẹ lấy khăn lau nước trà xanh nhẹ lên vùng da bé bị chàm
4. Cách chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh với khoai tây
Trên thực tế, công dụng của khoai tây thiên về làm đẹp da, giúp da mịn màng hơn là chữa trị các căn bệnh ngoài da. Tuy nhiên, với các thành phần vitamin nhóm B và vitamin C vừa có khả năng diệt khuẩn, vừa làm dịu tình trạng ngứa ngáy khó chịu và tăng cường độ ẩm cho da, khoai tây cũng có thể đem lại tác dụng tương đối hữu ích đối với các bé bị chàm sữa.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị 4-5 củ khoai tây tốt, sạch, có màu vàng, không xanh, không mầm.
- Bước 2: Đem khoai tây đun sôi 1 phút để khử trùng
- Bước 3: Cắt lát và giã nhuyễn hoặc ép khoai tây lấy nước
- Bước 4: Đem trải khoai tây đã giã nhuyễn hoặc nước ép khoai tây (có pha thêm nước cho loãng) lên vùng da bị chàm sữa.
5. Cách chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh với lá trầu không
Trầu không là loại thảo dược thường xuyên được sử dung trong đông y với rất nhiều công dụng. Điển hình như hàm lượng các chất chống oxy hóa trong lá trầu không rất dồi dào, có thể ngăn ngừa tình trạng tấn công của các chất gây dị ứng hoặc mầm bệnh đang tấn công làn da của bé. Thêm vào đó, các chất như phenal và tannin có trong loại lá này cũng vừa hỗ trợ giảm ngứa ngáy, vừa giúp tái tạo các tế bào da một cách nhanh chóng.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không
- Bước 2: Rửa sạch lá trầu không và giã nát
- Bước 3: Bỏ lá vừa giã vào khăn xô hoặc vải màn rồi vắt hết nước cốt và bỏ bã đi
- Bước 4: Thoa nước cốt lá trầu không vùng da bị chàm sữa cho bé.
Thông thường, lúc bé ngủ là thời điểm phù hợp nhất để thoa nước cốt vì bé sẽ không gãi trôi nước cốt đi. Nếu bé bị chàm toàn thân, mẹ có thể nấu nước tắm với lá trầu không và tắm trực tiếp cho bé.
6. Chăm sóc bé bị chàm (lác sữa)
- Không nên cho trẻ tắm lâu trong nước xà phòng hay sữa tắm mà nên tắm bằng nước ấm để giúp đỡ ngứa, tránh vòng luẩn quẩn ngứa – gãi – ngứa rất dễ gây nhiễm khuẩn da.
- Tránh mặc các loại quần áo bằng chất liệu len, sợi tổng hợp gây bí tắc da bé. Nên cho trẻ mặc những loại quần áo mềm mại, thoáng mát.
- Giữ môi trường xung quanh không quá nóng, quá lạnh hoặc thay đổi nhiệt độ quá nhanh; môi trường cần thoáng mát, không quá khô (chẳng hạn nếu bé ngủ trong phòng máy lạnh nên để thêm một thau nước to nhằm cải thiện độ ẩm trong phòng).
- Tránh để cơ thể bé đổ mồ hôi ẩm ướt, giữ cho da bé luôn khô, thay tã lót cho bé (ít nhất ba lần trong ngày), tránh để lâu gây ẩm ướt do phân và nước tiểu (là yếu tố dễ gây kích ứng da), thay quần áo ngay sau khi tắm cho bé.
Tư liệu tham khảo
[1] Chàm sữa ở trẻ em: Phân loại và xử trí đúng, giải tỏa nỗi lo khi mùa đông về (Báo Sức khỏe và đời sống)
[2] How can I treat baby eczema? (Mayo Clinic)
Lưu ý: Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bình luận facebook
Bài viết liên quan
Hướng dẫn cách xử lý khi trẻ sơ sinh ọc...
Nôn trớ ra cặn sữa là tình trạng rất phổ biến ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, không...
D3 thuần là gì? Trẻ sơ sinh nên dùng D3...
D3 thuần là gì? Liệu trẻ sơ sinh nên dùng D3 thuần hay D3K2? Đây là những vấn...
Top 10 sữa phát triển chiều cao cho bé...
Sữa phát triển chiều cao cho bé 2 tuổi với công thức chuyên biệt sẽ giúp tăng...
Hướng dẫn chi tiết cách pha sữa non...
Việc kết hợp sữa Meiji từ Nhật Bản và sữa non Ildong từ Hàn Quốc đang nhận được...
[Giải đáp] Bé bị tiêu chảy có nên uống...
Yakult là sữa chua uống hàng đầu, rất được yêu thích hiện nay, với thành phần...