Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng

Hãy nhanh tay sở hữu những sản phẩm yêu thích của bạn

Tiếp tục mua hàng
Mua nhanh
close or Esc Key
Mua nhanh sản phẩm

Hotline: 1800 6284(Miễn phí) hoặc 0866 888 365

Thời gian làm việc: Từ 8h00 - 20h30 (tất cả các ngày trong tuần)

Giỏ hàng

(0) - Sản phẩm 0

Mẹ cần biết: Bệnh tay chân miệng lây như thế nào?

Tay chân miệng là bệnh do virus gây ra nên rất dễ lây lan nguy hiểm. Thế nhưng bệnh tay chân miệng lây như thế nào? Thì không phải cha mẹ nào cũng hiểu và biết cách phòng tránh cho con yêu.

Bệnh tay chân miệng lây như thế nào?

Căn bệnh này thường xuất hiện rải rác quanh năm, nhưng thời điểm dịch bùng phát dữ dội và phức tạp nhất thường là vào mùa hè, tthường kéo dài trong khoảng 7 – 10 ngày rồi sẽ tự động khỏi nếu bị nhẹ và được điều trị, còn ở mức độ nặng thì thậm chí có thể gây ra nguy cơ tử vong nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời.

1. Bệnh tay chân miệng lây như thế nào?

Dịch bệnh tay chân miệng ngày càng khó kiểm soát nhưng vẫn còn rất nhiều bậc phụ huynh chưa biết rõ về bệnh tay chân miệng lây như thế nào?

- Bệnh tay chân miệng lây chủ yếu qua đường tiêu hóa mà nguồn lây chính thức là từ nước bọt, phân, dịch tiết mũi họng, mụn nước (phỏng nước) của trẻ đã bị nhiễm bệnh hoặc trẻ không bệnh tiếp xúc với đồ chơi, bàn ghế, sàn nhà, đồ dùng… đã bị nhiễm virus bệnh.

- Lây qua đường hô hấp: Tiếp xúc cá nhân gần gũi, giao tiếp, ôm hôn người nhiễm bệnh,….

- Ở trong môi trường không khí ô nhiễm khi người bệnh ho hoặc hắt hơi

- Tiếp xúc với phân như thay tã cho trẻ và vô tình đưa tay chưa vệ sinh lên mắt, mũi, miệng…

- Ngoài dịch tiết mũi họng (như nước bọt, đờm hoặc chất nhầy mũi) qua tiếp xúc gần hay chất thải tay chân miệng vẫn có thể nhiễm bệnh nếu nuốt phải nước có virus chẳng hạn như nước ở hồ bơi. Tuy nhiên, trường hợp này hiếm khi xảy ra.

- Thông thường, một người mắc tay chân miệng có nguy cơ lây lan dễ nhất là trong tuần đầu tiên mắc bệnh. Ngoài ra, vẫn có trường hợp bệnh lây trong nhiều ngày hoặc vài tuần sau khi các triệu chứng bệnh biến mất.

- Ở người lớn mắc tay chân miệng có khi không biểu hiện ra ngoài bất cứ dấu hiệu nào nhưng họ vẫn truyền được vi rút gây bệnh sang cho người khác.

Cho đến hiện tại, dù bệnh tay chân miệng lây truyền như thế nào đi chăng nữa thì vẫn chưa có vắc-xin để phòng bệnh. Vì vậy, để hạn chế tối đa nguy cơ con trẻ mắc bệnh thì các bậc phụ huynh cần bảo vệ trẻ ngay từ ban đầu bằng cách quan sát trẻ thật kỹ và chăm sóc trẻ bị tay chân miệng đúng quy trình của bác sĩ.

Quan niệm sai lầm về bệnh chân tay miệng

2. Những quan niệm sai lầm về bệnh chân tay miệng

Tay chân miệng là bệnh không thể chủ quan vì vậy, cha mẹ cần nắm rõ những đặc điểm và cách xử lý hiệu quả để tránh các quan niệm sai lầm như:

Chỉ trẻ nhỏ mới mắc tay chân miệng

Bệnh xảy ra cho mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất ở trẻ dưới 5 tuổi, nhiều nhất là nhóm dưới 3 tuổi. Sở dĩ trẻ nhỏ dễ mắc bệnh vì ý thức tự vệ sinh chưa có. Tuy vậy, theo báo cáo giám sát dịch bệnh, tỷ lệ mắc bệnh tay chân miệng ở người lớn vẫn chiếm một tỷ lệ nhất định trong số trường hợp mắc, vào khoảng 1%.

Bệnh chỉ xảy ra vào thời điểm chuyển mùa

Bệnh xảy ra cả năm. Tuy nhiên theo các chuyên gia y tế, hàng năm bệnh này ở miền Nam thường bùng phát vào 2 thời điểm: Từ tháng 4 đến tháng 6 và từ tháng 10 đến tháng 12, nhất là ở những nơi đông dân cư, điều kiện vệ sinh kém.

Bệnh có liên quan đến virus viêm da

Khi mắc bệnh, trẻ thường có những triệu chứng như nổi những nốt hồng ban bóng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, trong miệng, đầu gối, mông, hay nổi rải rác ở những vị trí khác trên cơ thể nên rất dễ nhầm lẫn bệnh tay chân miệng với vài bệnh khác như dị ứng da, nhiễm trùng da… Bệnh không liên quan đến virus gây viêm da. Bệnh do Enterovirus (nhóm virus đường ruột) gây ra, thường gặp nhất là chủng virus Coxsackie A16.

Tỷ lệ biến chứng của bệnh rất cao

Bệnh tay chân miệng có thể gây ra các biến chứng, song độ nguy hiểm thấp. Do đó không nên hốt hoảng khi phát hiện mắc bệnh. Nhiều người khi phát hiện trẻ bệnh thường bọc bé trong chăn kín, bắt ở nhà, không cho tiếp xúc với gió, ánh nắng mặt trời, vô tình làm cho bệnh ngày càng nặng hơn. Một số người sốt ruột chọc vỡ bóng nước là hoàn toàn không nên. Cũng không nên lơ là khi trẻ bệnh. Cách chăm sóc tốt nhất là giữ cho trẻ sạch sẽ, ăn uống nhẹ và hợp vệ sinh, cho nghỉ học đến khi hết bệnh. Phần lớn trẻ sẽ phục hồi hoàn toàn trong vòng 7-10 ngày.

Trẻ từng bị bệnh sẽ không mắc lại

Người từng bị bệnh tay chân miệng vẫn có khả năng mắc lại vì có nhiều chủng siêu vi gây ra bệnh này. Thường gặp nhất là chủng virus Coxsackie A16, bên cạnh đó còn có Coxsackie nhóm A khác (A5, A7, A9, A10) hoặc Coxsackie nhóm B (B2, B5 và EV-17).

Không cần đưa trẻ bệnh tay chân miệng đi viện

Phần lớn trường hợp bệnh tay chân miệng không cần vào viện vì triệu chứng nhẹ sẽ hết trong vòng 7-10 ngày không cần điều trị. Trong trường hợp trẻ xuất hiện triệu chứng bệnh tay chân miệng nhưng chưa biết chắc chắn, cha mẹ có thể đưa bé đi khám bác sĩ để được hướng dẫn chăm sóc và điều trị đúng cách. Bên cạnh đó, phụ huynh cần theo dõi bé kỹ lưỡng nhằm phát hiện các triệu chứng nặng như co giật, đi loạng choạng, nôn ói liên tục, sốt cao khó hạ, phải đưa trẻ vào bệnh viện ngay.

Nhiễm virus bệnh tay chân miệng là sẽ phát bệnh

Mọi người đều có thể nhiễm virus nhưng không phải tất cả người nhiễm đều biểu hiện bệnh. Trẻ nhũ nhi, trẻ em và thiếu niên dễ bị nhiễm bệnh khi cơ thể chưa có kháng thể chống lại bệnh này.

Bóng nước do bệnh tay chân miệng gây đau nhức

Bóng nước của bệnh thủy đậu thường gây ngứa và đau khi ấn lên vùng da có bóng nước, còn bóng nước của bệnh tay chân miệng không gây ngứa và ấn không đau. Khi bóng nước khô sẽ để lại vết thâm da, không loét, không bao giờ có sẹo. Trẻ quấy khóc hay khó chịu khi mắc bệnh tay chân miệng thường là do các triệu chứng khác như sốt, nhức đầu, ói mửa, đau họng, tiêu chảy. Do đó người nhà không nên tự ý bôi các thuốc ngoài da để bác sĩ thăm khám dễ phân biệt bệnh tay chân miệng với các bệnh da liễu khác.

Chủ quan trong việc giữ vệ sinh

Hiện bệnh tay chân miệng chưa có văcxin phòng ngừa và thuốc đặc trị. Bệnh chủ yếu lây qua tiếp xúc với dịch tiết từ mũi, hầu, họng, nước bọt, dịch tiết từ các mụn bóng nước, phân nhiễm virus. Trẻ nhỏ hay cho tay, đồ chơi vào miệng nên virus (nếu vương trên đồ chơi) có thể theo đường miệng vào cơ thể.

Phòng ngừa bệnh chân tay miệng

3. Cách chăm sóc và phòng ngừa lây truyền bệnh tay chân miệng

* Vệ sinh cá nhân

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

* Vệ sinh ăn uống

Thức ăn cho trẻ cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng; ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hằng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.

* Làm sạch đồ chơi, nơi sinh hoạt

Hộ gia đình, nhà trẻ mẫu giáo, các hộ trông trẻ tại nhà cần thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

* Thu gom và xử lý chất thải của trẻ

Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân, chất thải của trẻ phải được thu gom, xử lý và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

* Theo dõi phát hiện sớm

Trẻ em phải được thường xuyên theo dõi sức khỏe để kịp thời phát hiện, tổ chức cách ly, điều trị các trường hợp mắc bệnh, tránh lây bệnh cho các trẻ khác.

* Cách ly, điều trị kịp thời khi phát bệnh 

Các nhà trẻ, mẫu giáo, nhóm trẻ tập trung và hộ gia đình có trẻ dưới 6 tuổi cần chủ động theo dõi sức khỏe của trẻ để kịp thời phát hiện và đưa ngay đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Trẻ bị bệnh phải được cách ly ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh, không cho trẻ có biểu hiện bệnh đến lớp và chơi với các trẻ khác.ly và đưa ngay trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị.

Drop Probiotic- Hỗ trợ hệ tiêu hóa tăng cường miễn dịch cho trẻ

NATURE’S WAY KIDS SMART DROPS PROBIOTIC – BỔ SUNG MEN VI SINH TĂNG CƯỜNG SỨC KHỎE MIỄN DỊCH CHO BÉ

Công dụng Nature's Way Kids Smart Drops Probiotic:

- Giảm triệu chứng đau bụng ở trẻ sơ sinh

- Giảm đầy hơi

- Giảm triệu chứng đau dạ dày

- Hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa nói chung

- Hỗ trợ chức năng hệ thống miễn dịch

- Giúp thúc đẩy hệ thực vật hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Thành phần:

- Mỗi ml dung dịch uống chứa: Lợi khuẩn Bifidobacterium 1 tỷ CFU (BB-12)

- Đối tượng sử dụng

- Dành cho bé từ 2 tuần tuổi trở lên

- Bổ sung men vi sinh cho bé

Hướng dẫn sử dụng:

- Mẹ có thể trộn vào sữa, trái cây, thức ăn để cho bé uống. Hàm lượng theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế.

- Trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi: 0.5ml ngày

- 12 tháng đến 2 tuổi: 1ml mỗi ngày

- Từ 2 tuổi trở lên: 1 - 2ml mỗi ngày

Giá: 450.000VNĐ/ 1 lọ 20ml

Lưu ý: Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Hãy Like và Share thông tin hữu ích với bạn bè ngay!

Bình luận facebook

Bài viết liên quan
Top sữa chứa HMM tốt mẹ nên chọn

Top sữa chứa HMM tốt mẹ nên chọn

28/11/2023

Sữa chứa HMM không chỉ hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh, giúp trẻ ăn ngon, hấp thụ...

So sánh HMO và HMM: Khác nhau gì? Loại nào tốt hơn?

So sánh HMO và HMM: Khác nhau gì? Loại...

27/11/2023

So sánh HMO và HMM cho thấy cả hai đều là những dưỡng chất quý giá có trong...

HMO là gì? Vai trò của HMM với trẻ nhỏ

HMO là gì? Vai trò của HMM với trẻ nhỏ

25/11/2023

HMO là gì? HMO là một Prebiotic có trong thành phần sữa mẹ giúp hỗ trợ tăng...

Khám phá sức mạnh của HMM – Siêu lợi khuẩn phân lập từ sữa mẹ

Khám phá sức mạnh của HMM – Siêu lợi...

25/11/2023

Khám phá sức mạnh của HMM giới chuyên môn phát hiện ra rằng, đây là “siêu lợi...

HMM là gì? Có vai trò như thế nào đối với sức khỏe trẻ em?

HMM là gì? Có vai trò như thế nào đối...

18/11/2023

Nếu như HMO được đánh giá là một prebiotic cực tốt cho bé, thì HMM còn tuyệt...

Tư vấn miễn phí
1800 6284
Top