Người bị bệnh trĩ nên ăn gì?
1.Thực phẩm chứa nhiều chất xơ
Theo Phó Giáo sự, Tiến sĩ, Bác Sĩ Vũ Văn Khiên, Tổng thư ký hội khoa học tiêu hóa Việt Nam, bệnh Trĩ liên quan tới chế độ ăn uống, ví dụ như những người thường xuyên uống quá nhiều rượu bia, ăn quá nhiều cay nóng thường xuyên, dẫn tới táo bón, cũng là một yếu tố kích thích khiến bệnh trĩ hình thành.
Thực phẩm giàu chất xơ giúp tích trữ lượng nước đáng kể trong cơ thể, làm cho phân bở ra, giảm táo bón kéo dài, và nhờ đó giảm nguy cơ mắc trĩ hay tái phát trĩ.
Chất xơ có trong một số thực phẩm nhuận tràng tự nhiên như:
- Các loại củ quả: cà rốt, mướp đắng súp lơ, khoai lang,…
- Các loại ngũ cốc: đậu phụ, ngũ cốc xay, gạo lứt, yến mạch nguyên cám,…
- Các loại rau nhuận tràng: rau lang, rau mồng tơi, rau đay, rau diếp cá, rau dền, rau cải các loại, bầu bí mướp, măng, xà lách, củ cải đỏ. Củ cải đỏ là loài chống táo bón và trĩ cực tốt. Lượng chất xơ giàu có trong củ cải giúp cho các chất thải tống ra khỏi ruột dễ dàng hơn.
Các loại quả: cam, quýt, bưởi, mận, dâu tay, dưa hấu, nên tránh ăn các loại quả có tính nóng như mít, nhãn, xoài…
2.Thực phẩm nhiều chất sắt chống thiếu máu
Chảy máu là triệu chứng có sớm nhất và thường gặp nhất khi bị trĩ. Ban đầu, máu chảy rất kín đáo, người bệnh tình cờ phát hiện trong một lần đi đại tiện do nhìn vào giấy chùi vệ sinh sau khi đi cầu hoặc nhìn vào phân thấy vài tia máu nhỏ dính vào phân. Với những người bị nặng hơn thì sau mỗi lần đi đại tiện, ngồi xổm máu chảy nhiều.Thiếu máu, mệt mỏi là tình trạng dễ gặp ở những người mắc trĩ.
Do đó, người bệnh trĩ nên ăn nhiều các loại thực phẩm chứa nhiều chất sắt để cơ thể bổ sung hồng cầu và tái tạo lượng máu cho cơ thể. Những thực phẩm chứa nhiều sắt có thể kể đến như:
Thực phẩm giàu sắt có nguồn gốc động vật: bầu dục bò, bầu dục lợn, cá chép, cua đồng, gan bò, gan gà, gan lợn, gan vịt, lòng đỏ trứng gà, lòng đỏ trứng vịt, sữa bò, sữa mẹ, tép khô, tiết lợn sống, tim bò, tim gà, tim lợn, tôm khô, thịt ba chỉ, thịt bò loại I, thịt bồ câu, thịt gà, trứng gà, trứng vịt.
Thực phẩm giàu sắt có nguồn gốc thực vật: mộc nhĩ, nấm hương khô, cùi dừa già, vừng (mè), đậu tương, bột ca cao, rau câu khô, cần tây, rau đay, rau bó xôi, bông cải xanh, đậu trắng hạt, đậu đũa hạt, hạt sen khô, rau dền trắng, rau dền đỏ, ngô vàng khô, đậu phộng hạt, mì sợi, cà chua, rau muống, gạo tẻ, củ sắn, khoai tây, bắp cải, khoai lang, cà rốt, su hào, bưởi, cam, chanh, chuối tiêu, mận, dưa hấu, mơ khô, nho khô, hạt hướng dương, hạt điều, hạnh nhân.
Ngoài ra, bệnh nhân trĩ không nên ăn quá no, chia nhỏ các bữa ăn sẽ cho phép dạ dày tiêu hóa thức ăn nhẹ nhàng hơn, không bị quá tải. Nếu ăn năm, sáu bữa nhỏ hàng ngày, áp lực thức ăn trong hệ tiêu hóa được giảm tải, giúp quá trình di chuyển trong ruột được dễ dàng hơn.
3.Uống nhiều nước
Tình trạng chung của người bệnh trĩ là rất sợ đi đại tiện do cảm giác đau đớn, máu chảy theo phân. Vì thế, người bệnh trĩ càng hay nhịn đi cầu. Hậu quả là phân ở trong ruột già quá lâu càng bị tích tụ nhiều, bị hấp thu nước nên càng khô và rắn hơn.
- Uống nhiều nước sẽ giúp phân lỏng, làm mềm phân, dễ dàng di chuyển xuống ống hậu môn, giúp dễ đi cầu hơn.
- Một ngày người bị trĩ nên uống ít nhất 2 lít nước mới bổ sung được đầy đủ lượng nước cho cơ thể. Bạn có thể uống nước lọc, nước ép trái cây, nước canh…
4. Sử dụng thực phẩm nhuận tràng
Một số loại rau nhuận tràng tốt như rau lang, rau mồng tơi, rau đay, rau diếp cá, rau dền nên dùng nấu canh ăn thường xuyên rất tốt cho người bệnh trĩ.
- Chuối cũng là loại quả có giá trị nhuận tràng tốt, sau mỗi bữa ăn nên dùng một quả chuối, hoặc ăn ít dưa hấu.
- Khoai lang cũng là một loại thực phẩm nhuận tràng tốt cho người bị bệnh trĩ.
- Măng: có nhiều vitamin, tác dụng nhuận tràng.
- Mật ong: cũng có tác dụng nhuận tràng, người mắc trĩ nên sử dụng.
Magie là một chất có tác dụng nhuận tràng, giúp hạn chế chứng táo bón. Magie còn là một khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể. Một số thức ăn giàu magie: cá bơn, quả hạnh sấy khô, hạt điều sấy khô, đậu nành, rau chân vịt, bột yến mạch, bơ lạc, quả bơ, nho khô không hạt...
5. Một số thực thảo dược tốt cho bệnh trĩ
- Rau rau dấp cá có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, rất hiệu quả trong trị táo bón, bệnh trĩ.
- Đương quy có tác dụng bổ máu, chống thiếu máu, giúp chữa viêm loét mụn nhọt, có tác dụng nhuận tràng, thông đại tiện, chống táo bón.
- Khi bị trĩ ra máu, có thể dùng một trong những bài thuốc nam sau đây để cầm:
+ Lá huyết dụ tươi (40 g), lá cây sống đời tươi (20 g), lá cây cỏ mực tươi. Ba loại rửa sạch, sắc uống 2 lần trong ngày, trước bữa ăn.
+ Mấu củ sen khô, cỏ mực, mỗi loại 20 g cùng 16 g lá trắc bá. Tất cả sao đen, sắc uống 2 lần trong ngày, trước bữa ăn hoặc lúc bị chảy máu.
+ Lá sen tươi, lá ngải cứu tươi, lá trắc bá tươi, lá cây cỏ mực tươi, mỗi loại 30-40 g. Tất cả rửa thật sạch, giã nát, vắt lấy nước uống (hoặc làm thang sắc uống), trước bữa ăn 30 phút đến 1 giờ.
BMASS – THỰC PHẨM HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC TRIỆU CHỨNG BỆNH TRĨ HÀNG ĐẦU TẠI MỸ
BMass với công thức đặc biệt cùng cơ chế tác động tổng hợp, tác động đồng thời lên cả nguyên nhân và các triệu chứng bệnh trĩ. Giúp người bệnh giảm nhanh các triệu chứng bệnh và ngăn bệnh tái phát trở lại.
Bạn có thể tham khảo thêm sản phẩm: TẠI ĐÂY
Hotline: 1800 6284
Lưu ý: Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bình luận facebook
Bài viết liên quan
Top 3 cách chữa bệnh trĩ tận gốc hiệu...
Điều trị bệnh trĩ nội đơn giản và nhanh chóng nếu phát hiện sớm triệu chứng...
Các cấp độ của bệnh trĩ bạn nên biết
Bệnh trĩ được chia làm 3 loại: trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp. Chúng có đặc...
Phải làm thế nào khi búi trĩ sa ra...
Bệnh trĩ vốn là một bệnh khó nói, đặc biệt với chị em phụ nữ sau sinh. Khi đã...
Phụ nữ bị trĩ sau sinh phải chữa thế...
Bị trĩ sau sinh là tình trạng phổ biến ở 90% chị em sinh thường. Bệnh sẽ ảnh...
Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không
Trĩ là loại bệnh thường gặp nhất liên quan đến vùng hậu môn trực tràng, trong...