Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng

Hãy nhanh tay sở hữu những sản phẩm yêu thích của bạn

Tiếp tục mua hàng
Mua nhanh
close or Esc Key
Mua nhanh sản phẩm

Hotline: 1800 6284(Miễn phí) hoặc 0866 888 365

Thời gian làm việc: Từ 8h00 - 20h30 (tất cả các ngày trong tuần)

Giỏ hàng

(0) - Sản phẩm 0

Những dấu hiệu cho thấy bạn đã mắc ung thư miệng, cần gặp bác sĩ ngay

Ung thư miệng là bệnh ác tính, nhưng nếu được phát hiện sớm thì khả năng điều trị là khá cao. Và để nhận biết được đâu là dấu hiệu ung thư miệng, bạn hãy tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé.

NỘI DUNG

Ung thư miệng là gì?

Những dấu hiệu của ung thư khoang miệng

Nguyên nhân gây bệnh ung thư miệng

Các giai đoạn phát triển của ung thư miệng

Phương pháp điều trị ung thư miệng

 

UNG THƯ MIỆNG LÀ GÌ?

Cũng như các loại ung thư khác, ung thư miệng là sự xuất hiện, gia tăng không kiểm soát của các tế bào trong khoang miệng, khiến người bệnh có cảm giác đau nhức, khó chịu. Ung thư miệng, bao gồm ung thư môi, lưỡi , má, sàn miệng , vòm miệng, xoang và họng (cổ họng). Bệnh có thể đe dọa tính mạng nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm.

Trong các loại ung thư khoang miệng, vị trí lưỡi chiếm 43%, sàn miệng 14%, nướu răng 13%, niêm mạc miệng 8%, tam giác hậu hàm 7%, vòm khẩu cái cứng 4%, còn lại 11% ở các vị trị khác. Ung thư miệng nếu được phát hiện sớm có thể cải thiện kết quả điều trị.

NHỮNG DẤU HIỆU UNG THƯ MIỆNG THƯỜNG GẶP

Đau nhức răng, chảy máu bất thường có thể là một triệu chứng bệnh ung thư miệng

 

Xuất hiện các đốm đỏ hoặc trắng trong khoang miệng và hoặc họng

Những vệt hoặc đốm nhỏ màu trắng đục hoặc màu đỏ hồng, dính chặt và không mất đi sau khi súc miệng. Vết loét đóng vảy ở miệng hoặc cổ họng không lành trong vòng hai tuần là dấu hiệu chính của ung thư miệng.

Hình thành các u nhỏ

Sự hình thành các khối u nhỏ bên trong khoang miệng và dày niêm mạc miệng có thể là dấu hiệu của ung thư miệng.

Mất cảm giác bên trong khoang miệng

Tê, mất cảm giác và cảm giác bên trong khoang miệng cũng là một trong những triệu chứng chính của ung thư miệng.

Sự ăn mòn xung quanh môi và lợi

Trong ung thư miệng, các mô của bề mặt trên của môi và lợi bị mòn đi, dẫn đến mất mô ở những bộ phận này.

Các vết loét đau

Trong giai đoạn ban đầu của ung thư miệng, vết loét và các vết thương thường không đau. Nhưng với sự tiến triển của bệnh, những vết loét này dẫn đến đau đớn không thể chịu nổi. Đau thường tăng nếu vết loét bị rách và chảy máu trong khi ăn.

Chảy máu bất thường trong khoang miệng

Chảy máu bất thường trong khoang miệng. Chảy máu có thể diễn ra tự nhiên, sau va chạm nhẹ, sau ăn uống hoặc vệ sinh răng miệng.

Nổi hạch ở cổ

Nổi cục hạch vùng cổ không đau. Vị trí thường gặp nhất là vùng dưới xương hàm và vùng dưới cằm.

Viêm lợi và hôi miệng

Triệu chứng này có thể phát triển ở một số bệnh nhân. Đau loét trong lợi có thể là nguyên nhân gây mất răng và có mùi hôi bên trong miệng.

Giảm cân nghiêm trọng

Giảm cân bất thường là một triệu chứng phổ biến mà có thể nhận thấy ở hầu hết các dạng ung thư. Trong ung thư miệng, việc khó nuốt (do đau nhức và bất động lưỡi) có thể là nguyên nhân quan trọng gây giảm cân.

Rối loạn ngôn ngữ

Nếu ung thư miệng lan ra và ảnh hưởng đến cổ họng, nạn nhân có thể bị các vấn đề về lời nói. Thêm vào đó, chất lượng giọng nói cũng có thể thay đổi do sự phát triển của ung thư miệng.

>>> Xem thêm: Ung thư lưỡi: Dấu hiệu, nguyên nhân và những cách phòng chống cần phải biết

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH UNG THƯ KHOANG MIỆNG

Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, nam giới phải đối mặt nguy cơ mắc bệnh gấp đôi phụ nữ, và nam giới trên 50 tuổi phải đối mặt với nguy cơ cao nhất.

Nguyên nhân gây bệnh ung thư miệng

Các yếu tố tăng nguy cơ cho sự phát triển ung thư miệng bao gồm:

Thói quen sống:

- Hút thuốc lá và uống rượu: Đây là 2 nguyên nhân chính dẫn đến các ung thư ở đầu cổ trong đó có ung thư khoang miệng.

- Thói quen ăn trầu thuốc, răng lệch lạc, vệ sinh răng miệng kém... gây nên những tổn thương cơ học trong khoang miệng tạo điều kiện thuận lợi cho ung thư phát triển.

Bệnh tật:

- Nhiễm virus Herpes, HPV (Human Papilloma Virus), hội chứng Xeroderma pigmentosum, thiếu máu Fanconi...

- Các tổn thương tiền ung thư khác trong khoang miệng như bạch sản, hồng sản, viêm nấm candida quá sản mạn tính, các vết loét do sang chấn liên tục kéo dài...

CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA UNG THƯ MIỆNG

Các giai đoạn phát triển của ung thư miệng

Giai đoạn 0: các tế bào ung thư bắt đầu xuất hiện và nằm ở lớp niêm mạc của miệng hoặc hầu. Các tế bào ung thư chưa ăn sâu vào lớp niêm mạc và lan rộng sang các mô xung quanh.

Giai đoạn I: Đây chính là ung thư miệng giai đoạn đầu, giai đoạn sớm nhất của ung thư xâm lấn. Nó có nghĩa là ung thư đã bắt đầu phát triển thông qua các mô lót miệng hoặc miệng hầu và vào các mô sâu hơn bên dưới. Khối u có kích thước nhỏ hơn 2 cm và không lan sang các mô lân cận, hạch bạch huyết hoặc các cơ quan khác.

Giai đoạn II: Khối u Ung thư đang phân chia và phát triển mạnh, có kích thước trên 2cm, nhưng nhỏ hơn 4cm. Nó chưa có dấu hiệu xâm lấn hoặc lây lan sang các hạch bạch huyết lân cận hoặc các cơ quan khác.

Giai đoạn III: Ung thư giai đoạn III được chẩn đoán khi người bệnh có những dấu hiệu khối u ung thư lớn hơn 4cm, nhưng không lan sang bất kỳ hạch bạch huyết hoặc bất kỳ bộ phận khác của cơ thể. Hoặc Khối u có kích thước bất kỳ nhưng đã lan tới một hạch bạch huyết ở cùng một phía của cổ và hạch lymphô không vượt quá 3cm

Giai đoạn IV: Bệnh bắt đầu phát triển mạnh, khó kiểm soát. Nó được chia thành 3 giai đoạn

- Giai đoạn IVA: ung thư đã phát triển qua các mô quanh môi và miệng. Các hạch bạch huyết trong khu vực có thể hoặc không thể chứa tế bào ung thư.

- Giai đoạn IVB: khối u có thể phát triển bất kỳ kích thước nào và đã lan rộng đến nhiều hơn một nút bạch huyết ở cùng một phía của cổ như ung thư hoặc ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết ở cả hai bên cổ. Ngoài ra ung thư lan đến bất kỳ nút bạch huyết nào lớn hơn 6cm cũng được chẩn đoán ở giai đoạn IVB.

- Giai đoạn IVC: ung thư đã lan ra các bộ phận khác của cơ thể như phổi hoặc xương. Hay thường gọi là ung thư giai đoạn cuối

Việc xác định chính xác giai đoạn phát triển của khối u và vùng xâm lấn giúp các bác sĩ xây dựng phác đồ và kết hợp các phương pháp điều trị phù hợp.

PHƯƠNG PHÁP ÐIỀU TRỊ UNG THƯ MIỆNG

Điều trị ung thư miệng hiện tại có 3 biện pháp chủ yếu là phẫu thuật, xạ trị và hóa trị.

Phẫu thuật: với các ung thư miệng đến sớm, việc điều trị có thể tiến hành bằng phẫu thuật cắt bỏ khối u. Tùy theo tiến triển của khối u mà áp dụng các mức độ điều trị phẫu thuật khác nhau như cắt bỏ khối u đơn thuần; cắt u và nạo vét hạch cổ; cắt u, nạo vét hạch cổ kèm phẫu thuật tái tạo.

Phương pháp điều trị ung thư miệng

Xạ trị: được sử dụng phối hợp trước hoặc sau phẫu thuật để tăng thêm hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị nó cũng gây ra nhiều tác dụng phụ như khô miệng, sâu răng, loét, chảy máu khoang miệng, hoại tử xương hàm...

Hóa trị liệu: có thể dùng phối hợp với xạ trị để làm tăng tác dụng của xạ trị. Việc điều trị có thể gây ra những tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, rụng tóc.

Như vậy, dù bạn có điều trị bằng phương pháp nào đi nữa thì vẫn có những tác dụng phụ không mong muốn xảy ra. Việc cần làm lúc này là tăng cường sức khỏe cơ thể, tăng cường khả năng chịu đựng của các tế bào (không phải tế bào ung thư), tăng cường hệ miễn dịch. Điều đó giúp hạn chế tối đa những tác dụng phụ do các phương pháp điều trị mang lại.

Hiện nay có rất nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả. Và đầu tiên phải kể đến Nano Fucoidan Extract Granule và Okinawa Fucoidan – hai sản phẩm hỗ trợ điều trị ung thư hàng đầu Nhật Bản.

Đối với người bệnh ung thư ở mọi giai đoạn, Okinawa Fucoidan thường được lựa chọn rất nhiều bởi công dụng giảm thiểu tác động của các phương pháp điều trị ung thư như hóa trị, xạ trị rất hiệu quả. Còn đối với những người bệnh ung thư giai đoạn nặng thì Nano Fucoidan Extract Granule sẽ là sản phẩm phù hợp hơn cả. Bởi vì thành phần Fucoidan bào chế dưới dạng các hạt nano siêu nhỏ thẩm thấu vô cùng nhanh vào cơ thể, từ đó kích hoạt quá trình tự chết của tế bào ung thư, đồng thời bao vây lại tế bào ung thư khiến chúng không thể di căn qua khu vực khác. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều trị của các phương pháp khác, mang lại hiệu quả hỗ trợ điều trị ung thư cao nhất.

>>> Xem thêm: Dùng Nano Fucoidan có tốt không? Giá bao nhiêu một hộp?

Lưu ý: Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Hãy Like và Share thông tin hữu ích với bạn bè ngay!

Bình luận facebook

Bài viết liên quan

Ung thư lưỡi: Dấu hiệu, nguyên nhân và những cách phòng chống cần phải biết

Ung thư lưỡi: Dấu hiệu, nguyên nhân và...

30/07/2020

Ung thư lưỡi là căn bệnh nguy hiểm, ít gặp hơn các loại ung thư khác. Thế nhưng...

Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị ung thư xương hiệu quả

Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách...

30/07/2020

Nếu đang nghi ngờ mình bị ung thư xương, những kiến thức dưới đây sẽ giúp bạn...

Ung thư nguyên bào võng mạc

Ung thư nguyên bào võng mạc

15/11/2017

Ung thư nguyên bào võng mạc là một bệnh hiếm gặp của mắt. Nó liên quan đến màng...

Tư vấn miễn phí
1800 6284
Top