Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng

Hãy nhanh tay sở hữu những sản phẩm yêu thích của bạn

Tiếp tục mua hàng
Mua nhanh
close or Esc Key
Mua nhanh sản phẩm

Hotline: 1800 6284(Miễn phí) hoặc 0866 888 365

Thời gian làm việc: Từ 8h00 - 20h30 (tất cả các ngày trong tuần)

Giỏ hàng

(0) - Sản phẩm 0

Phát hiện ung thư vòm họng giai đoạn đầu có khó không? Chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa ung thư vòm họng như thế nào?

Ung thư vòm họng là một căn bệnh rất nguy hiểm. Nếu không phát hiện kịp thời để điều trị, bệnh nhân có thể tử vong. Nhưng liệu căn bệnh này có thể chữa khỏi được không? Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những kiến thức cơ bản về căn bệnh này.

NỘI DUNG

Ung thư vòm họng là gì?

Dấu hiệu ung thư vòm họng giai đoạn đầu

Nguyên nhân ung thư vòm họng

Đối tượng dễ có nguy cơ bị ung thư vòm họng

Các giai đoạn của ung thư vòm họng

Những phương pháp chẩn đoán ung thư vòm họng được sử dụng hiện nay

Biến chứng của ung thư vòm họng

Yếu tố tác động tới khả năng hồi phục của người bệnh

Những phương pháp chữa ung thư vòm họng phổ biến nhất hiện nay

Làm thế nào để phát hiện ung thư vòm họng tái phát?

Phòng ngừa ung thư vòm họng bằng cách nào?

 

 

Cấu tạo của vòm họng

Ung thư vòm họng là gì?

Hầu hay còn gọi là họng, là bộ phận có hình ống, rỗng bên trong và có độ dài khoảng 13 cm. Họng bắt đầu từ phía sau mũi, kéo dài tới đầu khí quản và thực quản (một bộ phận hình ống khác nối từ họng tới dạ dày). Không khí và thức ăn đều phải đi qua họng để tới được khí quản và thực quản.

Vòm họng được xác định là phần trên của họng, nằm phía sau mũi. Ngoài ra, mỗi bên của vòm họng cũng dẫn tới hai bên tai. Do đó, vòm họng có liên hệ mật thiết với mũi và tai - hai trong số những giác quan quan trọng nhất của con người. Ung thư vòm họng là bệnh xảy ra khi có khối u ác tính phát triển bên trong vòm họng. Đây được coi là một chứng bệnh ung thư đầu cổ, khởi phát từ các tế bào vảy dàn hàng trên bề mặt niêm mạc ẩm ướt bên trong vòm họng.  

Dấu hiệu ung thư vòm họng giai đoạn đầu

Ung thư vòm họng có rất nhiều dấu hiệu tương đồng với các chứng bệnh khác ít nghiêm trọng hơn. Do đó, hãy tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám ngay khi có những dấu hiệu sau, bởi chỉ có những nhân viên y tế có chuyên môn mới có thể chẩn đoán được chứng bệnh này:

- Xuất hiện hạch ở cổ (dấu hiệu thường gặp nhất)

- Nhìn mờ, nhìn đôi, giảm thị lực

- Ù tai, giảm thính lực, tai bị nhiễm trùng, luôn có cảm giác bị đầy trong tai

- Tê bì cơ mặt hoặc đau nhức cơ mặt

- Khó khăn khi mở miệng

- Chảy máu mũi, ngạt mũi

- Đau họng, rát họng, thường chỉ đau một bên cổ họng, khản tiếng do khối u chèn ép vào hạch bạch huyết

- Ho có đờm dai dẳng mà các loại thuốc viêm họng không thể chữa dứt điểm. Đây cũng có thể là một điểm khác biệt giữa ung thư vòm họng và các chứng bệnh viêm họng, đau họng thông thường. Người bệnh có thể theo dõi để tới các cơ sở y tế thăm khám kịp thời.

Nổi hạch ở cổ - Dấu hiệu ung thư vòm họng

Nguyên nhân ung thư vòm họng

Cho đến nay, nguyên nhân chính xác gây ra chứng bệnh này vẫn đang được các nhà khoa học nghiên cứu. Mặc dù có nhiều yếu tố như virus, chủng tộc, giới tính làm tăng nguy cơ gây bệnh, nhưng tại sao có những cá nhân sở hữu tất cả những nguy cơ đó thì không bao giờ phát hiện ung thư, còn những cá nhân không hề sở hữu nguy cơ nào lại nhiễm bệnh vẫn là vấn đề chưa thể có lời giải thích rõ ràng.

Đối tượng dễ có nguy cơ bị ung thư vòm họng

Bất cứ yếu tố nào khiến bạn dễ nhiễm bệnh hơn đều được gọi là nguy cơ. Nằm trong số những đối tượng có nguy cơ cao không có nghĩa là bạn sẽ bị ung thư. Nhưng không nằm trong số những đối tượng có nguy cơ cũng không có nghĩa là bạn sẽ không mắc ung thư. Một số đối tượng có khả năng cao mắc ung thư vòm họng bao gồm:

- Bị nhiễm virus Epstein-Barr – loại virus có liên quan mật thiết tới nhiều chứng bệnh ung thư nhất định, bao gồm cả ung thư vòm họng và một vài chứng ung thư bạch cầu

- Người thường xuyên uống nhiều rượu và hút thuốc

Ngoài ra, có một số yếu tố nguy cơ khác, tuy ít phổ biến hơn nhưng người bệnh vẫn nên chú ý để cảnh giác:

- Giới tính: Nam giới có tỷ lệ mắc ung thư vòm họng cao hơn nữ giới

- Tuổi tác: Ung thư vòm họng có thể xảy đến với bất kỳ ai, ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng phổ biến nhất là ở người trưởng thành ở độ tuổi từ 30 đến 50.

- Chế độ dinh dưỡng: Trong một nghiên cứu những người bệnh mắc ung thư vòm họng tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc vào năm 1970, các nhà khoa học phát hiện ra rằng thói quen tiêu thụ các loại thực phẩm ướp muối như cá muối, dưa cà muối,...làm tăng nguy cơ gây bệnh. Lý do là vì trong các loại thực phẩm này có chứa hàm lượng lớn nitrosamine – nhóm chất gây ung thư đã được Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) công nhận. Không chỉ Trung Quốc, người dân các nước Đông Nam Á tại Việt Nam cũng có thói quen sử dụng các loại thực phẩm ướp muối như vậy nên cũng có khả năng cao mắc ung thư vòm họng.

- Di truyền: Nếu trong gia đình bạn có người mắc ung thư vòm họng thì nhiều khả năng bạn cũng có thể mắc ung thư vòm họng

Các giai đoạn của ung thư vòm họng

Giai đoạn 0

Trong giai đoạn 0, các tế bào đột biến sẽ bắt đầu sinh sôi trên bề mặt niêm mạc của vòm họng. Những tế bào này có thể trở thành khối u và lan rộng ra các mô khỏe mạnh xung quanh. Vì thế, giai đoạn 0 còn được gọi là ung thư tại chỗ.

Giai đoạn I

Trong giai đoạn I, khối u đã được hình thành. Cũng trong giai đoạn này, có hai khả năng có thể xảy ra:

- Khối u chỉ tồn tại trên vòm họng

- Khối u đã lan từ vòm họng ra vùng cổ họng và có thể là tới cả khoang mũi

Kích cỡ khối u ung thư vòm họng

Kích cỡ của các khối u ung thư tính theo centimet

(Nguồn ảnh: National Cancer Institute (NIH) - Nasopharyngeal Cancer Treatment (Adult) Patient Version)

Giai đoạn II

Trong giai đoạn hai, một trong hai khả năng sau có thể xảy ra:

- Khối u đã lan ra một hoặc nhiều hạch bạch huyết nằm trên vùng cổ và phía bên trong cổ họng. Cụ thể:

+ Khối u được phát hiện trên vòm họng hoặc đã lan từ vòm họng ra vùng cổ họng và có thể là tới cả khoang mũi

+ Khối u chỉ nằm trên hạch bạch huyết tại vùng cổ.

- Khối u đã lan ra khoang bên hầu và các mô xung quanh.

Giai đoạn III

Trong giai đoạn 3, một trong ba khả năng sau có thể xảy ra:

- Khối u đã lan ra một hoặc nhiều hạch bạch huyết trên vùng cổ. Vùng hạch bị khối u “chiếm đóng” có thể dài 6 cm hoặc ngắn hơn. Cụ thể:

+ Khối u có thể chỉ được phát hiện trên vòm họng hoặc đã lan từ vòm họng ra cổ hoặc và có thể là tới cả khoang mũi

+ Khối u chỉ được phát hiện trên hạch bạch huyết tại vùng cổ.

- Khối u đã lan ra khoang bên hầu và các mô xung quanh

- Khối u đã lan đến phần xương sọ phía sau, xương cổ, mô xương hàm và phần sụn xốp phía trong xương (hay còn được gọi là xoang), nằm xung quanh mũi và mắt.

Giai đoạn IV

Ung thư vòm họng giai đoạn IV được chia làm hai giai đoạn nhỏ hơn là IV1 và IVB.

Trong giai đoạn IVA:

- Khối u đã lan tới não, hệ thần kinh trung ương, vùng hạ họng, tuyến nước bọt nằm phía trước tai, vùng xương quanh mắt và các mô mềm của phần hàm. Khối u cũng có thể đã lan tới một hoặc nhiều hạch bạch huyết ở cả hai cổ và phía sau họng. Vùng hạch bị khối u “chiếm đóng” có thể dài 6 cm hoặc ngắn hơn.

- Khối u có thể được phát hiện ở phần sâu nhất tại vùng cổ

Trong giai đoạn IVB:

Khối u đã lan ra ngoài hạch bạch huyết tại vùng cổ và tới những hạch bạch huyết xa hơn, ví dụ như các hạch giữa hai lá phổi, hạch dưới xương đòn, hạch trong vùng nách hoặc bẹn, hoặc tới các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể như phổi, xương, hoặc gan.

>> Xem thêm: Dấu hiệu ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu và những điều người bệnh cần biết

Những phương pháp chẩn đoán ung thư vòm họng được sử dụng hiện nay

Các phương pháp trích xuất hình ảnh bên trong khoang mũi và cổ họng sẽ giúp các bác sĩ chẩn đoán ung thư vòm họng. Và các phương pháp này, bao gồm xét nghiệm, chẩn đoán đều sẽ được thực hiện trước khi bác sĩ đưa ra phương án chữa trị. Một số xét nghiệm có thể kể đến đó là:

- Xét nghiệm sóng siêu âm: Đây được coi là một trong những phương pháp có thể chẩn đoán sớm và hiệu quả giai đoạn đầu của ung thư vòm họng. Bác sĩ sẽ sử dụng đầu dò để truyền sóng âm và hiển thị hình ảnh siêu âm vùng cổ lên màn hình máy tính. Từ đó sẽ phát hiện được khối u vòm họng.

- Kiểm tra lâm sàng và dựa trên lịch sử bệnh lý: Bác sĩ sẽ kiểm tra cơ thể người bệnh để tìm kiếm các dấu hiệu điển hình nhất của ung thư vòm họng, ví dụ như nội hạch ở cổ hoặc bất cứ dấu hiệu bất thường nào khác. Lịch sử bệnh lý và thói quen của người bệnh cũng sẽ được đưa vào cân nhắc.

- Kiểm tra hệ thần kinh: Người bệnh sẽ được hỏi nhiều câu hỏi để kiểm tra chức năng hoạt động của não và hệ thần kinh. Bài kiểm tra này được thực hiện để xem người bệnh có ở trong tình trạng tinh thần bình thường hay không, có khả năng đi lại vận động bình thường hay không, và các giác quan, cơ bắp và phản xạ của người bệnh nhạy bén tới đâu.

- Xét nghiệm sinh thiết: Bác sĩ sẽ sử dụng công cụ như kim sinh thiết đưa vào bên trong thông qua đường miệng hoặc mũi, sau đó cắt hoặc hút lấy mô bị tổn thương, rồi soi dưới kính hiển vi để kiểm tra dấu hiệu ung thư. 

Nội soi chẩn đoán ung thư vòm họng

- Chụp cộng hưởng từ (MRI): Đây là một kỹ thuật sử dụng sóng từ trường và sóng radio với mục đích là tạo ra những hình ảnh cắt lớp của các cơ quan nội tạng bên trong cơ thể. Phương pháp này giúp bác sĩ quan sát cơ bản xem khối u đang ở vị trí nào, kích thước bao nhiêu,...

- Chụp CT: Còn được gọi là chụp cắt lớp vi tính, là kỹ thuật sử dụng tia X để tạo ra nhiều hình ảnh 2 chiều hoặc 3 chiều của các cơ quan nội tạng trong cơ thể. Đối với ung thư vòm họng, các bác sĩ sẽ ghi nhận hình ảnh của vùng đầu và cổ thông qua một máy tính kết nối với máy tia X. Người bệnh có thể sẽ được tiêm hoặc uống thuốc nhuộm nội tạng để giúp hình ảnh của khối u vòm họng rõ ràng hơn.

- Chụp cắt lớp Positron (PET): Là phương pháp chẩn đoán ung thư qua hình ảnh cao cấp nhất, được ứng dụng ở nhiều bệnh viện lớn tại nước ta. Đầu tiên, các bác sĩ sẽ đưa vào cơ thể một lượng glucose hoạt tính, thường được dùng để làm chất đánh dấu phóng xạ. Sau đó, bác sĩ sẽ theo dõi xem lượng đường này được sử dụng như thế nào trong cơ thể. Tế bào ung thư vòm họng ác tính sẽ sáng màu hơn trên hình ảnh cắt lớp bởi vì tế bào ung thư luôn phản ứng và tiêu thụ nhiều glucose hơn tế bào thông thường.

- Xét nghiệm máu: Đây là phương pháp được ứng dụng để đo lường nồng độ của một số hoạt chất được các cơ quan nội tạng giải phóng vào máu. Nồng độ cao hơn hoặc thấp hơn bình thường của các hoạt chất này có thể là dấu hiệu của ung thư.

- Xét nghiệm virus Epstein-Barr (EBV): Trên thực tế, đây là một dạng xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ kháng thể và phân tử ADN đối với virus Epstein-Barr. Kháng thể thường được tìm thấy ở những bệnh nhân nhiễm virus này.

Biến chứng của ung thư vòm họng

Biến chứng của ung thư vòm họng có thể bao gồm:

- Tế bào ung thư xâm lấn các cấu trúc lân cận như họng, xương, não

- Khối u di căn tới các cơ quan bộ phận khác của cơ thể, phổ biến nhất là hạch bạch huyết, và xa hơn là xương, phổi và gan.

Yếu tố tác động tới khả năng hồi phục của người bệnh

Khả năng hồi phục của người bệnh và phương án chữa bệnh được các bác sĩ lựa chọn sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố sau đây:

- Kích cỡ của khối u

- Giai đoạn của bệnh, liệu khối u đã lan rộng ra tới một hoặc nhiều hạch bạch huyết trên vùng cổ hay chưa

- Nồng độ kháng thể đối và phân tử ADN với virus EBV trước và sau khi điều trị

Ngoài ra, cũng có một số yếu tố khác được đưa vào cân nhắc như:

- Tuổi tác

- Thời gian giữa lần xét nghiệm sinh thiết và lần xạ trị đầu tiên

- Người nhà bệnh nhân có mắc ung thư vòm họng hay không

- Bệnh nhân có hút thuốc lá hay không

- Bệnh nhân có thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm ướp muối trong bữa ăn hay không

Hóa trị ung thư vòm họng

Những phương pháp chữa ung thư vòm họng phổ biến nhất hiện nay

Xạ trị

Xạ trị là phương pháp chữa trị ung thư ứng dụng tia X cường độ cao hoặc các loại tia phóng xạ khác để tiêu diệt tế bào ung thư hoặc khiến chúng không thể phát triển thêm. Có hai loại xạ trị, bao gồm:

- Xạ trị chùm tia bên ngoài: Bác sĩ sẽ sử dụng một máy phát ra tia phóng xạ từ bên ngoài cơ thể để đi đến khối u bên trong vòm họng.

- Xạ trị áp sát: Với phương pháp này, một chùm tia phòng xạ sẽ được đưa vào trong cơ thể, tới gần vị trí khối u hoặc ngay vào trong khối u.

Áp dụng phương pháp xạ trị nào sẽ còn phụ thuộc vào loại ung thư vòm họng và giai đoạn của bệnh.

Hóa trị

Khác với xạ trị, hóa trị ung thư là phương pháp sử dụng hóa chất để chặn đứng sự phát triển của tế bào ung thư, có thể là giết chết tế bào ung thư hoặc khiến chúng ngừng lan rộng ra. Nếu hóa chất được đưa vào cơ thể thông qua đường uống hoặc tiêm, chúng sẽ xuôi theo dòng máu và tới được các tế bào ung thư trên khắp cơ thể. Còn nếu hóa chất được cấy trực tiếp vào một cơ quan nội tạng cụ thể, thì chúng sẽ chỉ tác động tới các tế bào ung thư ở khu vực đó mà thôi.

Hóa trị có thể là phương pháp được áp dụng sau xạ trị để tiêu diệt bất cứ tế bào ung thư nào còn sót lại.

Phẫu thuật

Thông thường, phẫu thuật là phương pháp để xác định xem có khối u hiện diện hay không, cắt bỏ khối u, hoặc sửa chữa lại một bộ phận bị thương tổn trong cơ thể. Phẫu thuật cũng có thể được sử dụng trong một số trường hợp điều trị ung thư vòm họng bằng xạ trị không hiệu quả. Nếu tế bào ung thư đã lan tới hạch bạch huyết, bác sĩ có thể cắt bỏ các hạch đã bị nhiễm bệnh và các mô khác ở vùng cổ.

Làm thế nào để phát hiện ung thư vòm họng tái phát?

Sau khi kết thúc quá trình chữa trị thành công, người bệnh cần đi kiểm tra sức khỏe định kỳ và thực hiện các xét nghiệm cũng như chụp chiếu để tầm soát sự quay trở lại của các tế bào ung thư. Thông thường, những lần kiểm tra này sẽ diễn ra hàng tuần hoặc hàng tháng, sau đó giảm dần tần suất về sau.

Phòng ngừa ung thư vòm họng bằng cách nào?

Trên thực tế, nhiều trường hợp ung thư vòm họng không thể phòng ngừa được do tính chất khó lường của căn bệnh. Tuy nhiên, dựa theo một số yếu tố nguy cơ có thể gây ra căn bệnh này, bạn có thể giảm thiểu khả năng nhiễm bệnh bằng cách:

- Tránh ăn các loại thực phẩm ướp muối như cá muối, thịt muối

- Không hút thuốc

- Không sử dụng quá mức các loại đồ uống có cồn như rượu, bia

Ngoài ra, việc sử dụng các loại thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ ức chế tế bào ung thư cũng là việc người bệnh nên thực hiện để giảm thiểu nguy cơ bệnh tái phát xuống mức thấp nhất. Một trong những loại thực phẩm bổ sung được các bệnh nhân ung thư “truyền tai” nhau và vô cùng hài lòng về chất lượng chính là Fucoidan.

Về cơ bản, đây là một hợp chất được tìm thấy trong các loài tảo nâu tại vùng đảo Okinawa Nhật Bản, có khả năng hỗ trợ ức chế sự phát triển thêm và di căn của tế bào ung thư trong cơ thể. Đây cũng là một hợp chất được rất nhiều người bệnh phải tiếp nhận xạ trị và hóa trị ưa thích sử dụng, bởi chức năng tăng cường sức khỏe của nó, giảm thiểu tác dụng phụ của xạ trị, hóa trị.

Nano Fucoida - Dành cho người bệnh ung thư vòm họng

Bạn có thể tìm hiểu thêm về Fucoidan là gì? Fucoidan tốt cho người bệnh ung thư như thế nào? tại đây.

Hai sản phẩm cung cấp Fucoidan hữu hiệu nhất cho người bệnh ung thư hiện nay chính là Okinawa FucoidanNano Fucoidan.

Tìm hiểm thêm về sản phẩm dành cho người bệnh ung thư mọi giai đoạn Okinawa Fucoidan TẠI ĐÂY

Tìm hiểu thêm về sản phẩm đặc biệt dành cho người bệnh ung thư giai đoạn cuối Nano Fucoidan TẠI ĐÂY

Lưu ý: Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Hãy Like và Share thông tin hữu ích với bạn bè ngay!

Bình luận facebook

Bài viết liên quan

13 bài thuốc chữa ung thư vòm họng bằng thuốc Nam hiệu quả ngay tại nhà

13 bài thuốc chữa ung thư vòm họng bằng...

19/08/2020

Chữa ung thư vòm họng bằng thuốc Nam là một trong những phương pháp được nhiều...

Ung thư thanh quản - Nguyên nhân, triệu chứng, chuẩn đoán và phương án điều trị hiệu quả nhất

Ung thư thanh quản - Nguyên nhân, triệu...

01/08/2020

Ung thư thanh quản là một trong những nhóm bệnh có tỉ lệ gia tăng người mắc cao...

Sản phẩm liên quan

Tư vấn miễn phí
1800 6284
Top