Phụ nữ bị trĩ sau sinh phải chữa thế nào?
Nguyên nhân dẫn đến bị trĩ sau sinh
Bệnh trĩ xảy ra với phụ nữ sau sinh hầu như đều do nhiều nguyên nhân kết hợp với nhau mà ít trường hợp bị bệnh chỉ vì một lý do đơn lẻ.
Nguyên nhân đầu tiên chính là áp lực của bào thai lên vùng đáy chậu trong khi mang bầu. Áp lực này khiến cho thành tĩnh mạch hậu môn suy yếu, khiến chức năng đẩy máu về tim của chúng bị suy giảm. Thêm vào đó, khi phải nhận một lượng máu lớn từ các bộ phận khác trên cơ thể, những tĩnh mạch này sẽ bị ứ tắc và sưng phồng lên.
Sau đó, chúng sẽ bị đẩy ra ngoài do áp lực khi chị em rặn đẻ. Hơn nữa, kết hợp với nồng độ hóc-môn progesterone gây giãn tĩnh mạch trong khi mang thai tăng cao, nguy cơ hình thành búi trĩ sẽ tăng cao. Và từ đó chị em sẽ dễ bị trĩ sau sinh hơn.
Bị trĩ sau sinh có nguy hiểm không?
Bệnh trĩ không phải là bệnh nguy hiểm đối với phụ nữ sau sinh. Tuy nhiên, đây lại là căn bệnh rất phiền toái trong sinh hoạt, đặc biệt là đối với những chị em phải rạch tầng sinh môn khi sinh. Búi trĩ xuất hiện sẽ khiến chị em khó khăn trong mọi hoạt động, kể cả những việc đơn giản như là vệ sinh cá nhân, ngồi, và đi lại.
Phụ nữ nên chăm sóc bản thân thế nào khi bị trĩ sau sinh?
Vì bệnh trĩ rất phiền toái, thế nên phụ nữ nên biết cách tự chăm sóc bản thân sau khi sinh. Một số phương pháp mà chị em có thể áp dụng để giảm đau trĩ tại nhà chính là:
-
Sử dụng thảo dược chườm hậu môn khi bị trĩ sau sinh
Có một số loại thảo dược khá hữu hiệu với bệnh trĩ giai đoạn đầu như là lá trầu không, rau diếp cá, củ nghệ, quả sung,…Chị em có thể rửa sạch và giã nhỏ chúng để chườm hậu môn. Những thảo dược này đều có khả năng tăng độ bền của tĩnh mạch và hàn gắn vết thương, sẽ giúp búi trĩ săn se hơn và giảm thiểu tình trạng chảy máu cũng như chảy dịch ở hậu môn.
Tuy nhiên, phương pháp này chủ yếu chỉ áp dụng được khi bệnh trĩ còn nhẹ, búi trĩ vẫn tự co vào được. Đối với phụ nữ bị trĩ giai đoạn 3-4 sau sinh, chữa trĩ bằng thảo dược hầu như không có tác dụng.
-
Thay đổi thói quen sinh hoạt khi bị trĩ sau sinh
Có nhiều chị em rất thích sử dụng các loại giấy vệ sinh và giấy lau có mùi để vệ sinh hậu môn. Đây là một thói quen không hề tốt khi bị bệnh trĩ. Hương liệu nhân tạo tẩm bên trong các loại giấy này dễ gây kích ứng búi trĩ, sẽ khiến vùng hậu môn của chị em ngứa ngáy khó chịu hơn.
Hơn nữa, thay vì dùng giấy, chị em có thể dùng vòi xịt hoặc khăn ướt để vệ sinh hậu môn sau mỗi lần đi ngoài. Những cách này hữu hiệu hơn trong việc làm sạch, giảm đau cho vùng búi trĩ, và giúp vùng kín dễ chịu nếu chị em bị rạch tầng sinh môn.
Ngoài ra, chị em cũng nên tăng cường tập thể dục sau khi sinh để củng cố độ bền cho thành tĩnh mạch, giảm áp lực đặt lên hậu môn, và giúp búi trĩ săn se hơn. Những bài tập không cần quá mạnh bạo hay quá sức. Chị em chỉ cần đi bộ nhẹ nhàng hàng ngày cũng đủ để sức khỏe tiến triển tích cực hơn rồi.
-
Bổ sung thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ
Các loại thực phẩm chức năng bào chế từ thảo dược sẽ là sản phẩm rất phù hợp để hỗ trợ giảm thiểu bệnh trĩ cho chị em phụ nữ sau sinh. Bởi chúng thường ít gây tác dụng phụ và an toàn đối với sức khỏe của phụ nữ.
B-MASS hiện đang là sản phẩm được vô cùng nhiều phụ nữ sau sinh tin tưởng và sử dụng. Với cơ chế tác động lên búi trĩ thông qua 4 giai đoạn:
- Kiểm soát tình trạng bệnh
- Làm giảm triệu chứng
- Khôi phục tế bào tổn thương
- Ngăn ngừa tái phát bệnh và hỗ trợ điều trị bệnh từ trong ra ngoài
Cùng với 11 thành phần thiên nhiên trong sản phẩm, như là chiết xuất cây phỉ, hạt cao dẻ ngựa, việt quất, cây thảo bản bông vàng,…, B-MASS sẽ giúp giảm thiểu đáng kể kích cỡ búi trĩ, giúp búi trĩ co vào một cách tự nhiên sau một thời gian sử dụng.
Ngoài ra, những triệu chứng như chảy máu hậu môn khi đi ngoài, chảy dịch, và sưng viêm cũng sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn sau khi chị em sử dụng một lọ B-MASS. Từ đó, mọi sinh hoạt của chị em cũng sẽ trở nên dễ dàng và thoải mái hơn rất nhiều.
Tham khảo thông tin sản phẩm TẠI ĐÂY
Hotline: 1800 6284
Lưu ý: Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bình luận facebook
Bài viết liên quan
Top 3 cách chữa bệnh trĩ tận gốc hiệu...
Điều trị bệnh trĩ nội đơn giản và nhanh chóng nếu phát hiện sớm triệu chứng...
Các cấp độ của bệnh trĩ bạn nên biết
Bệnh trĩ được chia làm 3 loại: trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp. Chúng có đặc...
Phải làm thế nào khi búi trĩ sa ra...
Bệnh trĩ vốn là một bệnh khó nói, đặc biệt với chị em phụ nữ sau sinh. Khi đã...
Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không
Trĩ là loại bệnh thường gặp nhất liên quan đến vùng hậu môn trực tràng, trong...
Giải đáp câu hỏi: Bệnh trĩ để lâu có...
Bệnh trĩ để lâu có sao không là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân mắc trĩ. Tâm...