[GIẢI ĐÁP] Sữa Meiji pha xong để được bao lâu?
Nội dung |
I. SỮA MEIJI ĐÃ PHA ĐỂ ĐƯỢC BAO LÂU?
Meiji là một trong những sữa công thức được lựa chọn phổ biến tại Việt Nam, nhất là ở giai đoạn sơ sinh bởi sữa có phiên bản dạng thanh rất tiện lợi cả khi dùng lẫn bảo quản. Tuy nhiên, sơ sinh cũng là thời điểm trẻ có cữ uống sữa vốn không được ổn định, nhiều khi có thể bỏ bữa vì lý do sức khỏe. Do đó, việc trẻ không uống hết cữ sữa cho một lần pha là chuyện hết sức bình thường.
Để tránh lãng phí, sữa Meiji đã pha mà bé chưa uống hoặc uống chưa hết có thể bảo quản giữ lại cho lần uống sau. Nhưng, sữa Meiji đã pha để được bao lâu? Tùy vào từng trường hợp cụ thể, sữa Meiji đã pha có thể để được trong những khoảng thời gian khác nhau. Cụ thể, mẹ có thể tham khảo như sau:
1.1. Ở nhiệt độ thường
Ở nhiệt độ thường, đối với sữa Meiji đã pha mà bé chưa uống hoặc uống thừa, thời gian khuyến cáo sử dụng tối đa là 2 tiếng. Mẹ không nên để sữa đã pha quá lâu, tránh nguy cơ nhiễm khuẩn vào sữa gây tiêu chảy hoặc ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của con.
1.2. Khi để tủ lạnh
Khi để tủ lạnh, đối với sữa Meiji đã pha nhưng chưa qua sử dụng có thể bảo quản tối đa khoảng 24 giờ. Trong trường hợp bé uống không hết, thời gian khuyến cáo nên bảo quản trong tủ lạnh là khoáng 4 tiếng và tuyệt đối không để qua đêm. Vì, với sữa uống dở núm ti đã tiếp xúc với nước bọt của bé làm tăng nguy cơ gây nhiễm khuẩn nếu để lâu.
1.3. Khi để trong túi giữ nhiệt mang ra ngoài
Trong trường hợp muốn đưa bé ra ngoài đi dạo, đi chơi thì việc bảo quản sữa trong túi giữ nhiệt là một giải pháp tối ưu. Với sữa Meiji pha sẵn chưa qua sử dụng có thể bảo quản được khoảng 4-5 tiếng. Còn với sữa Meiji pha sẵn mà bé uống thừa, thời gian khuyến cáo vẫn là 2 tiếng để đảm bảo chất lượng sữa và sự an toàn cao nhất cho bé.
II. CÁC LƯU Ý KHI BẢO QUẢN SỮA MEIJI PHA SẴN
- Ghi lại ngày giờ pha sữa lên bình sữa: Giúp phân biệt và nhớ rõ thời gian pha sữa để có biện pháp bảo quản hợp lý.
- Không sử dụng lò vi sóng để hâm nóng sữa đã pha: Tác động nhiệt quá lớn có thể làm sữa bị biến chất, mất chất dinh dưỡng và có thể làm hư hỏng bình sữa nếu như mẹ sử dụng loại bình nhựa không thích hợp.
- Hâm sữa sau khi lấy ra từ tủ lạnh: Không để bé sử dụng sữa ngay sau khi lấy ra từ tủ lạnh, mẹ cần hâm sữa bằng cách để bình sữa vào một bát nước nóng hoặc sử dụng máy hâm sữa chuyên dụng. Điều này sẽ giúp bé không bị lạnh bụng, ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa.
- Kiểm tra nhiệt độ của sữa trước khi cho bé bú: Bằng cách nhỏ vài giọt sữa lên mu bàn tay hoặc mặt trong cổ tay, khi cảm thấy nhiệt độ sữa phù hợp, mẹ có thể cho bé bú ngay. Điều này giúp tránh gây nóng làm tổn thương hay đau rát cho bé.
- Cho bé dùng sữa ngay khi hâm xong: Để tránh trường hợp làm nguội sữa hoặc phải hâm nóng nhiều lần. Trường hợp, sau khi hâm bé vẫn chưa uống sữa ngay, mẹ hãy bảo quản hợp lý để tránh lên men hoặc biến chất sữa.
- Bỏ phần sữa đã qua thời gian khuyến cáo: Nếu tiếc giữ lại cho bé uống có thể gây nguy cơ tiêu chảy, ngộ độc cho bé. Bởi, lúc này vi khuẩn bên ngoài có thể xâm nhập khiến chất lượng sữa bị thay đổi.
Lời kết
Với những thông tin đã chia sẻ, tin chắc các mẹ đều đã biết chính xác việc sữa Meiji pha xong để được bao lâu? Để chủ động lên phương án bảo quản và cho bé uống ở cữ kế tiếp, tránh gây lãng phí. Trong quá trình tìm hiểu thông tin nếu có phát sinh vấn đề cần được hỗ trợ giải đáp, hãy để lại câu hỏi bên dưới bài viết này hoặc liên hệ trực tiếp đến hotline: 1800 62 84 để được giải đáp ngay nhé!
Lưu ý: Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bình luận facebook
Bài viết liên quan
Sữa nguyên kem là gì? Có mấy loại sữa...
Sữa nguyên kem là gì? Có mấy loại với chất lượng dinh dưỡng như thế nào? Tại...
Vợ bị ung thư cổ tử cung có lây sang...
Vợ bị ung thư cổ tử cung có lây sang chồng không đang là câu hỏi nhận được sự...
[Giải đáp] 35 tuổi có tiêm ngừa ung thư...
Tiêm vắc xin HPV là phương pháp hiệu quả nhất giúp phòng ngừa bệnh ung thư cổ...
Tiêm HPV bao nhiêu mũi? Giá 1 mũi HPV...
Tiêm phòng HPV đang là biện pháp an toàn và hiệu quả nhất giúp ngăn chặn bệnh...
Chích ngừa ung thư cổ tử cung bao nhiêu...
Những năm gần đây, tỷ lệ người mắc bệnh ung thư cổ tử cung ngày càng tăng cao....