Trẻ 3 tuổi hay kêu đau bụng là bị bệnh gì? Cẩn trọng biểu hiện nguy hiểm với sức khỏe của bé
Nội dung I. Trẻ 3 tuổi hay kêu đau bụng là bị bệnh gì? II. Dấu hiệu trẻ 3 tuổi thường xuyên bị đau bụng III. Nguyên nhân gây đau bụng cho trẻ 3 tuổi |
I. Trẻ 3 tuổi hay kêu đau bụng là bị bệnh gì?
Trẻ 3 tuổi hay kêu đau bụng có thể là biểu hiện bình thường của sinh lý nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm. Khi con đau bụng, cha mẹ cần quan sát các biểu hiện của con. Nếu tình trạng đau bụng xảy ra thường xuyên thì tốt nhất cha mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để kiểm tra.
Về nguyên nhân khiến bé bị đau bụng thì có rất nhiều nguyên nhân. Trong đó, khả năng cao trẻ bị nhiễm vi khuẩn, virus, ăn uống quá độ, ngộ độc thức ăn, dùng thuốc quá liều,... Tốt nhất, việc nắm bắt được tình trạng đau bụng của trẻ và đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám và chẩn đoán là để bảo vệ bé khỏi tình trạng bệnh tật nguy hiểm.
Lời khuyên: Khi trẻ 3 tuổi bị đau bụng, cha mẹ không cần quá lo lắng. Thay vào đó hãy quan sát bé thật kỹ và đến cơ sở y tế để kiểm tra. Ngoài ra, việc trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về tình trạng đau bụng ở trẻ sẽ giúp cha mẹ đưa ra cách để khắc phục tạm thời những cơn đau của bé và giúp bé dễ chịu hơn.
II. Dấu hiệu trẻ 3 tuổi thường xuyên bị đau bụng
Trong mỗi trường hợp bé 3 tuổi bị đau bụng sẽ xảy ra những cơn đau ở vị trí và có mức độ khác nhau. Dưới đây là một số dấu hiệu đau bụng ở bé 3 tuổi mà chúng ta có thể chẩn đoán được nguyên nhân ở bé.
1. Đau bụng vùng dưới xương ức
Vị trí đau bụng ở vùng dưới xương ức là biểu hiện trẻ bị trào ngược dạ dày. Khi đó, dịch dạ dày trào ngược từ vùng bụng lên cổ họng. Đau bụng do trào ngược dạ dày còn kèm theo một số biểu hiện như tức ngực, đầy hơi, khó tiêu, nóng và tức ngực. Bệnh này dù rất ít gặp ở bé, tuy nhiên trường hợp trên là hoàn toàn có thể xảy ra.
2. Đau quanh rốn và chuyển xuống vùng bụng dưới bên phải
Trẻ thường xuyên đau bụng dưới bên phải kèm theo đó là một số biểu hiện như sốt, tiêu chảy, táo bón. Tất cả là dấu hiệu thể hiện bé bị viêm ruột thừa. Viêm ruột thừa xảy ra khi lỗ thông giữa manh tràng và ruột thừa bị tắc. Điều này tạo điều kiện thuận lợi khiến vi khuẩn làm viêm ruột thừa.
3. Đau bụng vùng giữa
Đau bụng vùng giữa có thể là biểu hiện tình trạng đau bụng do giun, ngộ độc thức ăn, sỏi đường tiết niệu hoặc tắc ruột. Đau bụng dưới là biểu hiện của nhiều bệnh. Vì vậy, mẹ cần quan sát các biểu hiện của con để thông báo chính xác với bác sĩ chẩn đoán đúng tình trạng bệnh cho bé.
4. Đau từng cơn ở dưới bụng
Đau từng cơn ở dưới bụng là biểu hiện điển hình cho tình trạng bị rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ. Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến dây thần kinh tại đại tràng. Điều này khiến cơ vòng ống tiêu hóa bị co thắt không đều và dẫn đến 1 loạt các triệu chứng như táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, buồn nôn và thường xuyên khiến bé bị đau bụng.
5. Trẻ đau bụng sau khi ăn
Việc trẻ đau bụng sau khi ăn có thể là biểu hiện của sinh lý bình thường xảy ra do bé ăn quá no và vận động mạnh. Tuy nhiên, nếu bé thường xuyên bị đau bụng sau khi ăn thậm chí kèm theo biểu hiện bị nôn thì rất có thể bé đang gặp vấn đề về đường tiêu hóa và đặc biệt là dạ dày.
III. Nguyên nhân gây đau bụng cho trẻ 3 tuổi
Đau bụng là tình trạng không hiếm gặp ở trẻ. Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị đau bụng. Đặc biệt, đau bụng còn là biểu hiện của rất nhiều bệnh lý nguy hiểm của trẻ. Dưới đây là một số nguyên nhân gây đau bụng phổ biến ở bé:
1. Lồng ruột
Lồng ruột là một bệnh cấp tính. Khi bị lồng ruột bé thường có biểu hiện như đau bụng, nôn, đi ngoài ra máu. Cơn đau có thể khiến bé lăn lộn, khóc thét, vã mồ hồ.
2. Thoát vị nghẽn
Thoát vị nghẽn là biểu hiện của cơn đau bụng cấp tính đi kèm với biểu hiện nôn, bí trung và đại tiện. Trong trường hợp này nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời sẽ khiến đoạn ruột nghẽn bị hoại tử.
3. Ngộ độc thức ăn
Ngộ độc thức ăn xảy ra có thể do vi khuẩn, virus gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa. Ngộ độc thức ăn do vi khuẩn có những biểu hiện như đau bụng kèm với biểu hiện sốt, đau quặn bụng, tiêu chảy, đi phân lỏng và có máu.
4. Đau bụng giun
Đau bụng giun là đau bụng do giun ký sinh nhiều ở bụng. Khi xét nghiệm phân thường có trứng giun. Bé đau bụng giun thường có biểu hiện đau bụng dữ dội và đau quanh rốn.
5. Bệnh động kinh thể bụng
Bệnh động kinh thể bụng là tình trạng trẻ đau bụng với những cơn đau dữ dội, đau không theo chu kỳ. Lúc đau bụng bé sẽ thường sốt kèm theo việc ảnh hưởng đến trạng thái thần kinh.
IV. Cách chữa đau bụng cho trẻ tại nhà
- Chườm ấm: Nhiệt làm tăng lưu lượng máu trên bề mặt da của trẻ, làm giảm cảm giác đau đến sâu hơn trong bụng bé. Với cách này, phụ huynh có thể sử dụng một chai nước ấm hoặc miếng đệm sưởi đặt lên bụng trẻ, giúp trẻ giảm bớt được cơn đau.
- Massage bụng: là phương pháp giảm bớt cơn đau và khó chịu bụng ở trẻ nhỏ. Cha mẹ có thể sử dụng một ít dầu xoa bóp, dùng tay và di chuyển nhẹ nhàng theo chiều từ trên xuống và xoay vòng ngược kim đồng hồ. Biện pháp này giúp kích thích hệ tiêu hóa ở trẻ hoạt động tốt hơn
- Thay đổi chế độ ăn uống: Khi trẻ 3 tuổi thường xuyên kêu đau bụng, mẹ có thể tìm hiểu và thay đổi thực đơn của con. Ưu tiên cho bé sử dụng các món ăn dạng lỏng, mềm và dễ tiêu như cháo, súp,... Các loại thực phẩm này vừa tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ, vừa giúp bé dễ đi ngoài hơn.
- Giúp tinh thần bé thoải mái: giúp bé phân tâm khỏi cơn đau là một trong những phương pháp đơn giản nhất để bé quên đi cơn đau bụng. Cách này có thể áp dụng được với những cơn đau nhẹ. Với những cơn đau nghiêm trọng, tốt nhất mẹ hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để chẩn đoán đúng tình hình sức khỏe của trẻ.
- Cho bé vận động: tạo dựng thói quen vận động là một trong những phương pháp giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt. Việc vận động thường xuyên còn khiến trẻ nâng cao được sức khỏe, giảm thiểu tình trạng đau bụng thường xuyên diễn ra ở bé.
V. Trẻ 3 tuổi hay kêu đau bụng khi nào cần đi khám
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau bụng ở trẻ. Các dấu hiệu đau bụng có thể là tiềm ẩn của rất nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, không tự ý dùng thuốc cho bé. Cha mẹ hãy chịu khó quan sát bé.và nếu bé đau bụng kèm những biểu hiện dưới đây thì hãy đưa bé đến khám bác sĩ ngay nhé:
- Nôn: Nếu trẻ đau bụng bị nôn ói liên tục, dịch ói có màu xanh hoặc màu vàng. Thì tốt nhất, bé cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để chẩn đoán rõ nguyên nhân.
- Tiêu chảy: Đau bụng thường là một trong những biểu hiện thường thấy đi kèm với tiêu chảy. Tiêu chảy dài ngày khiến bé bị mất nước và ảnh hưởng đến sức khỏe. Đặc biệt, nếu phân của bé có dấu hiệu hôi tanh, lẫn máu thì bạn nên đưa bé đến cơ sở y tế ngay để chẩn đoán tình trạng sức khỏe của bé.
- Sốt: Bị sốt kèm đau bụng sẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ không tốt đến sức khỏe. Sốt có thể khiến bé co giật, mất ý thức và tiềm ẩn nhiều biến chứng rất nguy hiểm đối với sức khỏe của trẻ.
Lời kết: Có thể thấy, bé bị đau bụng có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, nó cũng là dấu hiệu cho nhiều bệnh lý nguy hiểm. Hy vọng với những thông tin được Nhà thuốc 365 cung cấp trong bài viết sẽ giúp bạn đọc có thêm kiến thức bổ ích trong việc chăm sóc sóc bé. Chúc các bạn thành công.
>>>Đừng quên theo dõi Nhà thuốc 365 để cập nhật nhiều thông tin sức khỏe của bé nhé.
Lưu ý: Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bình luận facebook

9 dấu hiệu thừa vitamin D3 ở trẻ sơ...
Bổ sung vitamin D3 cho trẻ sơ sinh là rất quan trọng. Tuy nhiên một số trường...

Uống vitamin tổng hợp khi nào tốt?
Vitamin tổng hợp là viên uống bổ sung được nhiều người sử dụng nhất hiện nay....

Vitamin D3 K2 dùng cho trẻ mấy tháng?...
Vitamin D3 K2 là dưỡng chất cần thiết để giúp bé phát triển hệ xương và răng...
![[Hữu ích] Uống kẽm và vitamin D3 cùng lúc được không?](https://nhathuoc365.vn/images/news/2023/06/30/small/uong-kem-va-vitamin-d3-cung-luc-duoc-khong-1688121000.jpg)
[Hữu ích] Uống kẽm và vitamin D3 cùng...
Kẽm và vitamin D3 đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển toàn diện về sức...

Vitamin D3 có tác dụng gì? Cách bổ sung...
Vitamin D3 là một trong những loại vitamin thiết yếu, đảm nhiệm nhiều công dụng...