Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng

Hãy nhanh tay sở hữu những sản phẩm yêu thích của bạn

Tiếp tục mua hàng
Mua nhanh
close or Esc Key
Mua nhanh sản phẩm

Hotline: 1800 6284(Miễn phí) hoặc 0866 888 365

Thời gian làm việc: Từ 8h00 - 20h30 (tất cả các ngày trong tuần)

Giỏ hàng

(0) - Sản phẩm 0

Ung thư thanh quản - Nguyên nhân, triệu chứng, chuẩn đoán và phương án điều trị hiệu quả nhất

Ung thư thanh quản là một trong những nhóm bệnh có tỉ lệ gia tăng người mắc cao trong những năm gần đây. Bệnh xuất hiện ở vùng cổ và đầu. Tương tự như các dạng bệnh ung thư khác, triệu chứng ung thư thanh quản thường không rõ ràng ở thời kì đầu làm người bệnh dễ bỏ qua. Ủ bệnh lâu, khối u có thể di căn đến nhiều cơ quan khác trên cơ thể gây khó khăn cho việc chữa trị và rút ngắn cơ hội sống của người bệnh. Chính vì vậy, việc tự trang bị những kiến thức đầy đủ về bệnh là điều đặc biệt quan trọng giúp tự bảo vệ mình cũng như người thân.

NỘI DUNG

1. Hiểu ung thư thanh quản là gì?

2. Nguyên nhân mắc phải ung thư thanh quản

3. Triệu chứng ung thư thanh quản

4. Kỹ thuật áp dụng chuẩn đoán bệnh ung thư thanh quản

5. Chuẩn đoán bệnh cụ thể qua các giai đoạn

6. Phương án điều trị hiệu quả

7. Bí quyết phòng tránh bệnh ung thư thanh quản

8. Các câu hỏi thường gặp

1. Hiểu ung thư thanh quản là gì?

ung thư thanh quản

Ung thư thanh quản là bệnh lý mà các tế bào u ác tính hình thành trong mô thanh quản. Các tế bào ung thư có thể xuất hiện ở bất kể vị trí nào trong thanh quản, thanh môn (là vị trí của dây âm thanh), vùng dưới thanh môn (là vùng dưới dây âm thanh), vùng trên thanh môn (là vùng trên dây âm thanh). Mắc phải, bệnh không chỉ gây ra những khó chịu về mặt sinh hoạt, giọng nói, ăn uống mà tác động trực tiếp đến tính mạng. 

2. Nguyên nhân mắc phải ung thư thanh quản

Nguyên nhân gây bệnh ung thư thanh quản ở thời điểm hiện tại vẫn chưa được xác định rõ. Dựa trên quá trình điều trị cho các bệnh nhân, bước đầu biết được ung thư thanh quản gây ra bởi sự đột biến ADN trong tế bào của thanh quản, làm mất khiểm soát sự tái tạo tế bào hình thành khối u. Ngoài lý do này, xác định được rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải căn bệnh quái ác này:

- Thuốc lá

Thuốc lá là yếu tô làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư thanh quản hàng đầu. Các nghiên cứu khoa học cho biết, trong thuốc lá có chứa tới hơn 7000 chất hóa học độc hại và trong đó có khoảng 70 chất có khả năng gây ung thư. Thuốc lá không chỉ là lý do hàng đầu làm tăng nguy cơ mắc ung thư thanh quản mà nó là tác nhân làm tăng khả năng mắc các bệnh ung thư khác.

- Uống rượu bia

Dựa trên bệnh án thực tế của các bệnh nhân mắc ung thư thanh quản, quá nửa trong số đó có tiền sử uống rượu bia và hút thuốc là trong một thời gian dài. Cơ chế làm tăng nguy cơ mắc ung thư thanh quản từ bia rượu xuất phát từ sự chuyển hóa cồn thành acetaldehyde dưới tác dụng của một số enzyme gây ảnh hưởng đến vùng họng và thanh quản.

>> Xem thêm: Phát hiện ung thư vòm họng giai đoạn đầu có khó không? Chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa ung thư vòm họng như thế nào?

- Nghề nghiệp

Những người làm việc trong các môi trường hóa chất độc hại, thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất như acid sulfuric, niken, amianet, bụi gỗ… có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư thanh quan cũng như nhiều loại bệnh ung thư khác hơn người bình thường.

- Giới tính

Nam giới có tỉ lên mắc ung thư thanh quản cao hơn hẳn so với nữ giới. Lý do được đưa ra là tỉ lệ nam giới có thói quen hút thuốc là, sử dụng rượu bia, cũng như làm việc tại các môi trường có hóa chất độc hại nhiều hơn nữ giới.

- Tuổi tác

Ung thư thanh quản hay gặp phải ở nhóm đối tượng người tuổi từ trung nên trở lên, độ tuổi từ 40-50 chiếm khoảng 12%, độ tuổi từ trên 50 chiếm khoảng 72% ca mắc.

- Tiền sử gia đình

Không riêng gì ung thư thanh quản, tất cả các dạng bệnh ung thư nói chung, gia đình có nguồn bị ung thư các thế hệ sau có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn những thành viên trong các gia đình bình thường khác.

- Mắc một số bệnh viêm thanh quản mạn tính

Viêm thanh quản mạn tính là bệnh đường hô hấp rất phổ biến, nó có thể gây ra biến chứng bao gồm cả ung thư nếu không được phát hiện và chữa sớm.

3. Triệu chứng ung thư thanh quản

ung thư thanh quản

Đối với bệnh ung thư thanh quản rất khó nhận biết ở giai đoạn đầu, các biểu hiện không rõ ràng và khá tương đồng với nhiều bệnh lý về họng khác. Các triệu chứng chỉ bắt đầu rõ ràng hơn khi bệnh phát triển nặng lên. Các triệu chứng bộc phát của bệnh phụ thuộc vào kích thước và vị trí khối u:

Khán tiếng: Khanh quản là cơ quan phát ra âm thanh, khi các tế bào ung thư phát triển ở đây sẽ cản trở việc tạo âm gây khàn tiếng. Triệu chứng có thể xuất hiện rất thường xuyên, kéo dài khoảng 1 tuần rồi biến mất và quá trình này tái phái đi tái phát lại nhiều lần.

Ho khan, ho ra máu: Ho vốn là phản ứng bình thường của cơ thể khi có sự khó chịu xảy ra ở vùng họng. Nhưng, nếu để tình trạng ho kéo dài, xuất hiện thường xuyên và có thể ho ra máu cần đặc biệt lưu ý.

Khó nuốt: Triệu chứng thể hiện ra khi có khối u phát triển lớn dần ở vùng họng gây vướng.

Khó thở: Biểu hiện này thường có ở giai đoạn phát triển sau khi khối u đã to dần, che mất thanh môn.

Sút cân không rõ lý do: Biểu hiện này xuất hiện ở hầu hết các bệnh nhân mắc ung thư, đối với ung thư thanh quản do chứng khó nuốt dẫn đến tiêu hóa kém hơn biểu hiện càng rõ hơn.

4. Kỹ thuật áp dụng chuẩn đoán bệnh ung thư thanh quản

Bệnh được chuẩn đoán dựa trên kết quả kiểm tra của các kỹ thuật y khoa kết hợp nhận định từ bác sỹ chuyên môn. Các kỹ thuật áp dụng chuẩn đoán ung thư thanh quản:

- Khám lâm sàng

- Nội soi thanh quản

- Chụp cắt lớp

- Sinh thiết khối u

- Chọc hút dịch căn

- Chuẩn đoán phân biệt

5. Chuẩn đoán bệnh cụ thể qua các giai đoạn

ung thư thanh quản

Xác định được người bệnh đã mắc phải ung thư thanh quản, muốn thiết lập một kế hoạch điều trị tốt nhất bác sỹ cần đánh giá chuẩn giai đoạn, sự lan rộng của khối u và tình trạng di căn. Ung thư thanh quản được chia làm 5 giai đoạn như sau:

- Giai đoạn 0

Xác định đây là giai đoạn các tế bào ung thư chỉ được tìm thấy ở khu trú tại thanh quản. Trường hợp có thể phát hiện ra bệnh ở giai đoạn này cho kết quả điều trị tốt nhất.

- Giai đoạn I

Giai đoạn I  là thời điểm khối u đã có sự hình thành, nhưng cũng chỉ mới ở thanh quản chưa xâm lấn sang các cơ quan khác. Khối u nằm ở vùng của thượng thanh môn, thanh môn, hạ môn hoặc dây thanh âm vẫn di động bình thường.

- Giai đoạn II

Khối u vẫn chỉ ở thanh quản, nhưng đã có sự thay đổi vị trí và ở thời điểm này dây thanh quản có thể không di động được nữa.

- Giai đoạn III

Phát triển đến giai đoạn III khối u là lan rộng ngoài thanh quản.

Thượng thanh môn: Khối u ở thanh quản hoặc ở mô kế thanh quản, hai dây thanh di động không bình thường, khối u có thể lan rộng vào bạch huyết ở vùng cổ cùng bên với khối u, hạch có thể lớn hơn 3cm.

Thanh môn: Khối u ở thanh quản và hai dây thanh không di động bình thường, khối u có thể lan vào hạch ở cùng bên cổ với khối u xuất phát và hạch có kích thước nhỏ hơn 3cm

Hạ thanh môn: Lúc này khối u chỉ thấy ở thanh quản, hai dây thanh không di động bình thường, khối u có thể lan sang hạch bạch huyết ở cùng bên cổ với chỗ đã phát hiện khối u và hạch có kích thước nhỏ hơn 3cm.

- Giai đoạn IV

Xác định đây là giai đoạn rất muộn (giai đoạn cuối) khối u bắt đầu xâm lấn sang các cơ quan khác, xuất hiện hạch lan rộng với kích thước lớn hơn.

6. Phương án điều trị hiệu quả

ung thư thanh quản

Phương án điều trị được xác định sau khi đã có được kết quả chuẩn đoán về bệnh, giai đoạn, vị trí… Các phương án được đưa ra bao gồm phẫu thuật, xạ trị, hóa trị và phối hợp nhiều phương pháp:

- Phẫu thuật

Là biện pháp ngoại khoa giúp lấy đi khối u thanh quản, tiến hành chủ yếu cần dựa trên cơ sở về kích thước, vị trí khối u thanh quản. Phương pháp được phân thành nhiều loại:

+ Cắt bỏ toàn bộ thanh quản

+ Cắt bỏ một phần thanh quản

+ Cắt bỏ thanh quản trên thanh môn

+ Cắt bỏ dây thanh âm (lấy đi một hoặc hai dây thanh âm)

- Xạ trị

Là biện pháp sử dụng tia X năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư. Một đợt điều trị xạ trị thường kéo dài khoảng 5 ngày hoặc 1 tuần, điều trị liên tục trong 5-8 tuần. Đây là biện pháp điều trị tại chỗ nên chỉ ảnh hưởng tới các tế bào trong đường chiếu.

- Hóa trị

Là phương pháp sử dụng các loại thuốc để tiêu diệt những tế bào ung thư. Thuốc sử dụng không chỉ một mà có thể kết hợp nhiều loại tùy vào phác đồ dành riêng cho mỗi người bệnh. Thuốc sử dụng điều trị ung thư thanh quản thường được truyền theo đường tiêm tình mạch.

- Kết hợp nhiều phương pháp khác

Là phương án chữa ung thư ngoài áp dụng những phương thức điều trị trên, sẽ kết hợp thêm một hoặc nhiều cách thức có thể đẩy nhanh tiến độ tiêu diệt các tế bào ung thư hoặc tăng cường sức đề kháng cho người bệnh… Trong số những phương án kết hợp điều trị ung thư thanh quản hiện nay, Nano Fucoidan là cách thức vừa có thể đẩy nhanh quá trình tiêu diệt tế bào ung thư vừa hỗ trợ phòng bệnh tăng sức để kháng.

ung thư thanh quản

Nano Fucoidan là một loại thực phẩm chức năng đến từ Nhật Bản. Với chiết suất từ tảo Mozuku chứa thành phần Fucoidan cao có tác dụng tuyệt vời trong việc phòng và hỗ trợ điều trị ung thư:

Fucoidan có 3 cơ chế chống lại các tế bào ung thư:

Thứ nhất: Kích hoạt chu trình tự chết của các tế bào ung thư khiến chúng sinh ra và chết đi giống như tế bào bình thường từ đó khiến khối u không thể phát triển lớn hơn nữa.

Thứ hai: Bao vây tạo thành một màng bọc lấy tế bào ung thư ngăn chặn sự hình thành các mạch máu mới quanh tế bào từ đó cắt đi nguồn dinh dưỡng nuôi u khiến nó không thể phát triển, không có điều kiện di căn.

Thứ ba: Tăng cường miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, phục hồi chức năng bạch cầu, hỗ trợ quá trình…

Đặc biệt, Nano Fucoidan được tinh chế dưới dạng siêu vi, 1 phần uống tương đương 18 viên Fucoidan thông thường và hiệu quả hấp thu cao gấp 3 lần.

>> Xem thêm: Fucoidan là gì? Fucoidan có tốt không? Bạn biết gì về thuốc trị ung thư Fucoidan?

>> Xem thêm: Dùng Nano Fucoidan có tốt không? Bao nhiêu một hộp?

7. Bí quyết phòng tránh bệnh ung thư thanh quản

- Loại bỏ các yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh

Phòng tránh bệnh ung thư thanh quản, trước hết cần loại bỏ các yếu tố làm tăng khả năng mắc phải: Không hút thuốc lá, không bia rượu, không sử dụng các dạng chất kích thích khác nhau, nếu có thể hãy tránh các công việc phải tiếp xúc hóa chất độc hại thường xuyên, trong điều biện bắt bộc cần trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ đảm bảo ít bị hóa chất ảnh hưởng nhất, giữ vệ sinh môi trường sống và làm việc…

- Sống lành mạnh

Nên thiết lập chế độ sinh hoạt, làm việc hợp lý, có sơ đồ dinh dưỡng khoa học, thường xuyên rèn luyện thể thao nâng cao sức khỏe, sức đề kháng…

- Đi khám sức khỏe định kì

Đi khám sức khỏe định kì là một thói quen cực kỳ tốt, nó không chỉ giúp bạn an tâm hơn về sức khỏe mà thông qua mỗi lần kiểm tra còn có thể sớm phát hiện ra những thay đổi bất thường trong cơ thể, có cách thức điều chỉnh phù hợp ngay lập tức

8. Các câu hỏi thường gặp

- Mắc ung thư thanh quản có chữa được không?

Điều trị ung thư, kết quả nhận được dựa vào rất nhiều yếu tố, trong trường hợp được phát hiện sớm hiệu quả điều trị sẽ tốt hơn rất nhiều so với việc điều trị bệnh khi đã tiến triển nặng hoặc có dấu hiệu di căn.

- Mắc ung thư thanh quản sống được bao lâu?

Mắc phải ung thư thanh quản ở giai đoạn sớm, khối u chỉ mới phát triển trên thanh quản, tỉ lệ sống 5 năm khoảng 39%. Ở các giai đoạn sau tỉ lệ này giảm xuống còn khoảng 21%, bước vào giai đoạn cuối tỉ lệ này chỉ còn xấp xỉ 4%.

Lưu ý: Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Hãy Like và Share thông tin hữu ích với bạn bè ngay!

Bình luận facebook

Bài viết liên quan

13 bài thuốc chữa ung thư vòm họng bằng thuốc Nam hiệu quả ngay tại nhà

13 bài thuốc chữa ung thư vòm họng bằng...

19/08/2020

Chữa ung thư vòm họng bằng thuốc Nam là một trong những phương pháp được nhiều...

Phát hiện ung thư vòm họng giai đoạn đầu có khó không? Chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa ung thư vòm họng như thế nào?

Phát hiện ung thư vòm họng giai đoạn...

11/08/2020

Ung thư vòm họng là một căn bệnh rất nguy hiểm. Nếu không phát hiện kịp thời để...

Sản phẩm liên quan

Tư vấn miễn phí
1800 6284
Top