Giải đáp: Uống glucosamine có hại dạ dày không?
Nội dung |
I. UỐNG GLUCOSAMINE CÓ HẠI DẠ DÀY KHÔNG?
Glucosamine là một loại đường amino được ví như “viên gạch” hỗ trợ cơ thể, giúp xây dựng nên các tế bào, cấu trúc mô và duy trì phần sụn trong các khớp. Với vai trò đặc biệt, glucosamine được sử dụng nhiều trong việc điều trị và ngăn ngừa các rối loạn khớp, điển hình là viêm xương khớp. Có nhiều cách bổ sung Glucosamine, trong đó đường uống là phổ biến nhất.
Mặc dù mang đến nhiều lợi ích trong điều trị bệnh viêm xương khớp, nhưng không ít người vẫn tỏ ra khá e dè không dám sử dụng Glucosamine vì lo sợ có thể gây hại dạ dày. Bởi thực tế, trong số rất nhiều người chọn uống glucosamine để điều trị thoái hóa khớp, có vài trường hợp hy hữu xảy ra các tác dụng phụ ở dạ dày, khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng với những triệu chứng khó chịu như đầy hơi, buồn nôn, trướng bụng, khó tiêu, chán ăn, tiêu chảy hoặc táo bón.
Sự thật, các cuộc nghiên cứu việc sử dụng glucosamine để điều trị các bệnh về thoái hóa khớp cho thấy không có ảnh hưởng gì đến dạ dày đại đa số người bệnh khi tuân thủ đúng quy trình sử dụng sản phẩm. Ngoại trừ một số trường hợp mẫn cảm với thành phần của sản phẩm Glucosamine.
Do đó, yếu tố tiên quyết chính là dùng đúng - đủ và phù hợp với nhu cầu của cơ thể sẽ đảm bảo an toàn và hiệu quả. Trường hợp vẫn lo sợ, trước khi dùng sản phẩm hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ, thông báo cụ thể, chi tiết tiền sử bệnh lý để được tư vấn hiệu quả, chính xác.
Ngoài ra, không nên dùng glucosamine cho phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú, trẻ nhỏ và trẻ dưới 18 tuổi vì hiện tại chưa có số liệu rõ ràng về hiệu quả điều trị cũng như độ an toàn đối với những đối tượng này.
Gợi ý: Top 5 sản phẩm bổ sung Glucosamine cho xương khớp tốt trên thị trường hiện nay
II. CÁCH UỐNG GLUCOSAMINE KHÔNG ẢNH HƯỞNG DẠ DÀY?
Việc sử dụng Glucosamine để điều trị các bệnh về thoái hóa khớp thường kéo dài từ 2 - 3 tháng. Mặc dù đã được chứng minh là lành tính, an toàn nhưng để không ảnh hưởng xấu đến dạ dày, nhưng vẫn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Tránh sử dụng cùng lúc với các loại thuốc có tác dụng hạ sốt, giảm đau như paracetamol hay các thuốc dùng để điều trị tăng lipid máu statin,... Nguyên nhân là bởi Glucosamine có khả năng làm tăng hấp thu chất tetracyclin ở dạ dày và ruột, từ đó làm giảm hiệu quả của các loại thuốc trên.
- Nên uống Glucosamine ngay trong bữa ăn hoặc sau khi ăn, đồng thời uống kèm với nhiều nước để dễ hấp thu hơn. Bạn không nên uống Glucosamine khi bụng đói vì rất dễ bị đau bụng, buồn nôn, ợ chua,...
- Thành phần chính của Glucosamine là vỏ của nhiều loại động vật như tôm, cua,... Vì thế, nếu bạn là người có cơ địa dị ứng với hải sản thì nên thận trọng khi sử dụng, tránh gây những phản xạ xấu ở dạ dày như nôn ói, chướng bụng và làm xuất hiện các hiện tượng khác như nổi mề đay, chóng mặt,...
- Thông thường, lượng Glucosamine tối đa dùng trong một ngày là 1500mg/người. Nếu dùng quá liều sẽ gây nên những tác dụng phụ và ảnh hưởng xấu đến dạ dày.
Nếu có thể, hãy ưu tiên những sản phẩm Glucosamine có công thức bổ sung thêm thành tố hỗ trợ tiêu hóa và hấp thụ chất như enzyme tiêu hóa. Điều này sẽ hỗ trợ làm giảm gánh nặng cho dạ dày và tăng hiệu quả khi sử dụng Glucosamine.
Trong trường hợp người bệnh xương khớp đang gặp vấn đề về dạ dày, cũng có thể sử dụng được sản phẩm Glucosamine có thêm thành tố enzyme tiêu hóa. Ngoài ra, có thể có thêm cây vuốt mèo – loại dược liệu vừa có khả năng hỗ trợ điều trị viêm khớp như Glucosamine vừa giảm viêm dạ dày hiệu quả đã được chứng minh và được đăng trên Dược điển quốc gia Hoa Kỳ (PUBMED).
Trong quá trình sử dụng Glucosamine, nếu bạn nhận thấy cơ thể gặp bất kỳ phản ứng nào hoặc dạ dày có dấu hiệu khó chịu thì nên đến cơ sở y tế gần nhất và thăm khám bởi các bác sĩ chuyên khoa.
Lời kết
Với những thông tin đã chia sẻ, tin chắc bạn đọc đã biết được sự thật uống Glucosamine có hại dạ dày không? Là KHÔNG. Trong trường hợp bạn có hệ tiêu hóa khá nhạy hoặc đang gặp các vấn đề về dạ dày khá nghiêm trọng hãy để lại thông tin để Nhà thuốc 365 hỗ trợ tìm kiếm giải pháp cũng như sản phẩm chăm sóc xương khớp phù hợp nhất.
Xem thêm: Top 5 thực phẩm chức năng xương khớp đáng mua nhất hiện nay
Lưu ý: Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bình luận facebook
Bài viết liên quan
Top 5 phòng khám xương khớp quận 7 nên...
Nếu ở quận 7 đến phòng khám xương khớp nào tốt nhất? Người bệnh có thể tham...
Giải đáp: Uống thuốc khớp bị đau dạ dày...
Mặc dù có hiệu quả tốt trong việc giảm viêm, đau, khô khớp, nhưng nhiều người...
Top 5 phòng khám xương khớp Đà Nẵng tốt...
Là trung tâm y tế phát triển nhất khu vực Miền Trung, nên Đà Nẵng luôn là điểm...
Top 5 phòng khám xương khớp Gò Vấp tốt...
Nhu cầu bệnh nhân đến các phòng khám xương khớp tại quận Gò Vấp ngày càng lớn....
Tổng hợp 5 phòng khám xương khớp Hà Nội...
Hiện nay có khá nhiều phòng khám xương khớp đang hoạt động trên địa bàn Hà Nội....