Viêm gan B có lây không? Bệnh lây qua đường nào và cách phòng ngừa
Nội dung I. Bệnh viêm gan B có lây không? II. Viêm gan B lây qua những đường nào? |
I. Bệnh viêm gan B có lây không?
Viêm gan B là bệnh nhiễm trùng gan do virus HBV gây nên. Khi bị viêm gan B, người bệnh có nguy cơ cao phải đối diện với các bệnh như xơ gan, ung thư gan,...và nhiều bệnh lý về gan khác. Bất cứ ai cũng có nguy cơ mắc viêm gan B và bệnh dễ lây lan từ người này sang người khác.
Ngoài ra, viêm gan B còn được mệnh danh là kẻ giết người thầm lặng. Bởi người mắc viêm gan B giai đoạn đầu thường không cảm thấy các vấn đề bất thường về sức khỏe. Và chỉ đến khi gan bị tổn thương nặng nề người bệnh mới phát hiện ra. Khi đó, việc chủ động phòng ngừa bệnh lây lan cho những người xung quanh hay can thiệp chữa trị bệnh trở lên khó khăn hơn rất nhiều.
II. Viêm gan B lây qua những đường nào?
Viêm gan B không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến người bệnh mà nó còn là "mối nguy" đối với sức khỏe cộng đồng khi dễ lây nhiễm. Dưới đây là một số đường lây nhiễm viêm gan B.
1. Viêm gan B lây qua quan hệ tình dục
Một câu hỏi được rất nhiều người quan tâm đó là chồng bị viêm gan B có lây sang vợ không? Câu trả lời là có, nếu không phát hiện sớm và phòng ngừa cẩn thận. Bởi virus HBV (virus gây nên viêm gan B) có xuất hiện trong tinh dịch và dịch âm đạo của đàn ông và phụ nữ. Vì vậy, quan hệ tình dục là con đường rất dễ lây nhiễm viêm gan B. Việc quan hệ tình dục không an toàn sẽ khiến cơ thể bị trầy xước và tạo điều kiện khiến virus HBV tấn công.
2. Viêm gan B lây qua đường máu
Virus viêm gan B tập trung phần lớn ở máu. Vì vậy, khi tiếp xúc với nguồn máu của người nhiễm viêm gan B, virus sẽ xâm nhập vào cơ thể bạn qua vết thương hở và khiến bạn nhiễm bệnh.
3. Viêm gan B lây nhiễm qua đường từ mẹ sang con
Mẹ bầu bị viêm gan B có lây sang con không được rất nhiều người quan tâm. Việc lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ sang con sẽ có 3 giai đoạn.
- Mang thai: Ở giai đoạn này, virus viêm gan B có trong máu mẹ bầu. Tuy nhiên, cơ thể mẹ truyền dẫn dinh dưỡng cho con qua đường nhau thai. Vì vậy, bé vẫn được nuôi dưỡng và bảo vệ an toàn. Tuy nhiên, nếu có bất kỳ tổn thương vùng nhau thai sẽ khiến máu mẹ xâm nhập vào thai nhi và khiến thai bị nhiễm viêm gan B. Tuy nhiên, số thai nhi nhiễm viêm gan B giai đoạn này là 2%. Vậy nên mẹ không cần quá lo lắng.
- Sinh đẻ: Theo thống kê có đến 90% trường hợp lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ sang con ở giai đoạn này. Bởi khi tử cung người mẹ co thắt các mạch máu nơi nhau bám cũng bị co thắt. Điều này khiến máu mẹ tiếp xúc trực tiếp với máu con dẫn đến sự lây truyền virus viêm gan B.
- Cho con bú: Thông thường phụ nữ mắc viêm gan B sẽ không cho bé bú sữa mẹ vì sợ tăng nguy cơ gây bệnh cho con. Tuy nhiên, các ca ghi nhận việc bé nhiễm viêm gan B từ mẹ trong quá trình bú là rất hiếm. Trường hợp lây nhiễm chỉ diễn ra khi bầu vú mẹ chảy máu và tiếp xúc với vết thương hở của bé.
III. Viêm gan B có lây qua đường nước bọt không?
Viêm gan B có lây qua đường ăn uống, nước bọt không được? Luôn là sự quan tâm của người có người thân mắc viêm gan B. Theo lý thuyết, trong dịch tiết nước bọt của người viêm gan B có virus HBV. Tuy nhiên, nồng độ virus trong nước bọt người bệnh thấp và không đủ khả năng lây nhiễm.
Vì vậy, khả năng lây nhiễm viêm gan B qua nước bọt và đường ăn uống là không cao nhưng vẫn có nguy cơ xảy ra. Đặc biệt, nếu bạn đang gặp những tổn thương trong cơ thể, vết thương hở vùng miệng thì hạn chế tiếp xúc với người viêm gan B để tránh virus xâm nhập.
>>>Xem thêm: Viên uống bổ gan, hỗ trợ chức năng gan tại đây.
IV. Cách phòng ngừa viêm gan B bạn nên biết
Viêm gan B là căn bệnh nguy hiểm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng. Để bảo vệ mình khỏi viêm gan B, bạn cần:
- Không sử dụng chung bơm kim tiêm, các dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc dịch cơ thể.
- Đeo găng tay bảo hộ khi bạn phải tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc những vết thương hở.
- Không nên sử dụng chung đồ dùng cá nhân: bàn chải đánh răng, dao cạo râu, bấm móng tay, móng chân,...để tránh tiếp xúc trực tiếp với máu của người bệnh.
- Sử dụng bao cao su, các biện pháp bảo vệ để quan hệ được an toàn.
- Hiệu quả nhất: bạn nên tiêm phòng viêm gan B. Biện pháp này có thể ngăn ngừa bệnh nên đến 95%. Tuy nhiên, kháng thể viêm gan B sẽ giảm theo thời gian. Vậy nên, bạn cần hết sức lưu ý tiêm nhắc lại loại mũi tiêm này sau 5-10 năm.
>>>Có thể bạn quan tâm: Viên uống giải độc gan từ thiên nhiên.
Lời kết: Trên đây là chia sẻ của Nhà thuốc 365 về chủ đề "Viêm gan B có lây không?". Hy vọng với những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn có thêm hiểu biết về căn bệnh này và có cách phòng ngừa hiệu quả.
>>>Cùng theo dõi Nhà thuốc 365 để cập nhật những thông tin sức khỏe về gan hữu ích nhé!
Lưu ý: Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bình luận facebook
Bài viết liên quan
Top 5 sản phẩm nhất định phải có để...
Chủ động sử dụng viên uống giải độc gan do tác hại của bia rượu chính là bí...
Áp xe gan: Nguyên nhân, triệu chứng và...
Áp xe gan là một trong những bệnh lý tổn thương gan khá phổ biến hiện nay. Bệnh...
Viêm gan E: Nguyên nhân, cách điều trị...
Viêm gan E tuy không nguy hiểm bằng các thể viêm gan virus khác, nhưng vẫn sẽ...
Gan nhiễm mỡ ở trẻ em, nguyên nhân và...
Nhiều người cho rằng gan nhiễm mỡ chỉ xuất hiện ở người trưởng thành. Tuy nhiên...
Top 13 mẹo dân gian chữa gan nhiễm mỡ...
Khi bị gan nhiễm mỡ, bên cạnh chế độ ăn uống và tập luyện, bạn có thể áp dụng...